Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp văn bản hướng dẫn về kinh doanh xuất khẩu gạo

Xuất khẩu gạo là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp muốn kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

(Tổng hợp văn bản hướng dẫn về kinh doanh xuất khẩu gạo. Nguồn hình: Internet)

Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:

- Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

+ Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

- Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.

Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.

- Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 Nghị định 107/2018/NĐ-CP và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 107/2018/NĐ-CP.

Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định 107/2018/NĐ-CP.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:

- Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân theo quy định tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP.

- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm:

+ Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP: 01 bản chính;

Tổng hợp văn bản hướng dẫn về kinh doanh xuất khẩu gạo

 

1

Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo

Nghị định 107/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/10/2018 quy định về kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo các loại áp dụng đối với thương nhân theo quy định của Luật thương mại; các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong quản lý, điều hành xuất khẩu gạo và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Trong đó một số quy định quan trọng cần lưu ý sau đây:

Điều 3 quy định về Quyền kinh doanh xuất khẩu gạo

Điều 4 quy định về Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Điều 5 quy định về Kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Điều 6 quy định về Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

 

2

Nghị định 01/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo

Nghị định 01/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/03/2025 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP. Trong đó một số quy định đã bị sửa đổi cần lưu ý như sau:

Khoản 1 Điều 1 bổ sung Khoản 3 và Điều 3 quy định về quyền kinh doanh xuất khẩu gạo

Khoản 4 Điều 8 sửa đổi bổ sung Điều 8 quy định về Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo ;

Khoản 5 Điều 1 sửa đổi Điều 20 quy định về thống kê, khai thác thông tin, dữ liệu và chế độ báo cáo số liệu thống kê hợp đồng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo

3

Nghị định 85/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá

Nghị định 85/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/07/2024  Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều, khoản, điểm của các Nghị định 107/2018/NĐ-CP.  Trong đó một số quy định đã bị sửa đổi, bãi bỏ cần lưu ý như sau:

Điểm a, b Khoản 2 Điều 27 bãi bỏ Điều 14 quy định về xác định, công bố giá thóc định hướng; khoản 3, khoản 4 Điều 15 quy định về bình ổn giá thóc, gạo hàng hóa trong nước.

 

4

Thông tư 77/2018/TT-BTC về phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất thóc hàng hóa các vụ sản xuất trong năm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Thông tư 77/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/10/2018 quy định về phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất thóc hàng hóa (sau đây gọi tắt là thóc) thực tế và xác định giá thành sản xuất thóc bình quân dự tính của các vụ sản xuất trong năm trong điều kiện sản xuất bình thường, không có thiên tai, dịch bệnh.

 

5

Thông tư 30/2018/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Thông tư 30/2018/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2018 quy định về:

  • Giao dịch xuất khẩu gạo vào thị trường có hợp đồng tập trung và việc ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung.
  • Chế độ báo cáo của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

6

Thông tư 41/2019/TT-BCT bổ sung Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Thông tư của Bộ Công thương

Thông tư 41/2019/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 29/01/2020 bổ sung Phụ lục I - Danh mục chi tiết theo mã HS đối với thóc, gạo xuất khẩu vào Thông tư số 30/2018/TT-BCT .

7

Thông tư 42/2019/TT-BCT sửa đổi quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành hoặc liên tịch ban hành

Thông tư 42/2019/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 05/02/2020 Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 30/2018/TT-BCT quy định về báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm và báo cáo đột xuất của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.117.244
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!