Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp văn bản hướng dẫn hoạt động báo chí mới nhất

Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.

1. Hoạt động báo chí là gì? Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí được quy định như thế nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Báo chí 2016 quy định "báo chí" là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.

Căn cứ tiếp Khoản 2 Điều 3 Luật Báo chí 2016 thì hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình.

Theo quy định tại Điều 4 Luật Báo chí 2016 thì chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí gồm các nội dung cụ thể sau đây:

Về chức năng

Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.

Về nhiệm vụ, quyền hạn

- Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân;

- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân;

- Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;

- Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam;

- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững.

Tổng hợp văn bản hướng dẫn hoạt động báo chí mới nhất (Hình từ Internet)

2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động báo chí

Căn cứ Điều 9 Luật Báo chí 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động báo chí, cụ thể như sau:

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung:

a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;

b) Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;

c) Gây chiến tranh tâm lý.

2. Đăng, phát thông tin có nội dung:

a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;

d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

3. Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.

5. Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

6. Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

7. Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

8. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án.

9. Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.

10. In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí, nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin mà cơ quan báo chí đã có cải chính.

11. Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng.

12. Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

13. Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Điều này.

Như vậy, các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí không được phép thực hiện các hành vi nêu trên.

3. Tổng hợp văn bản quy định về hoạt động báo chí mới nhất

1

Luật Báo chí 2016

Luật Báo chí 2016 số 103/2016/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nước về báo chí.

Trong đó, Chương II Luật này quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; Chương IV quy định về hoạt động báo chí.

2

Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước

Nghị định 09/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/03/2017 quy định về người phát ngôn, chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.

Một số nội dung đáng chú ý tại Nghị định này là quy định về người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tại Điều 3; quy định về hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tại Điều 4; quy định về quyền và trách nhiệm của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn tại Điều 8.

3

Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình

Nghị định 06/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/03/2016 quy định chi tiết việc quản lý nội dung thông tin, chất lượng, giá, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình tại Việt Nam; thu xem kênh chương trình truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh tại Việt Nam.

Trong đó, Chương II quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình; Chương III quy định về quản lý nội dung thông tin trên dịch vụ phát thanh, truyền hình.

4

Nghị định 08/2017/NĐ-CP quy định về lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí

Nghị định 08/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/03/2017 quy định về hoạt động lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình, báo điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương.

Trong đó, Điều 6 Nghị định này quy định về tiếp nhận tác phẩm báo chí để thực hiện lưu chiểu điện tử; Điều 7 quy định về thời gian lưu giữ tác phẩm báo chí được lưu chiểu điện tử; Điều 10 quy định về kinh phí cho hoạt động lưu chiểu điện tử.

5

Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 119/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2020 quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản và hoạt động in sản phẩm không phải là xuất bản phẩm.

Trong đó, Chương II Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, với một số hành vi vi phạm nổi bật như:

- Vi phạm quy định về họp báo tại Điều 11;

- Vi phạm quy định về phát hành sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí tại Điều 13;

- Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử tổng hợp tại Điều 20.

6

Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

Nghị định 14/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 27/01/2022.

Trong đó, Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản tại Điều 2.

7

Nghị định 71/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình

Nghị định 71/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Nghị định 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.

9

Thông tư 307/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Thông tư 307/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền.

Trong đó, Điều 4 quy định về mức thu phí, lệ phí; Điều 5 quy định về kê khai, nộp phí, lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền.

10

Thông tư 48/2016/TT-BTTTT hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, mở chuyên trang của báo điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Thông tư 48/2016/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 15/02/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, mở chuyên trang của báo điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san theo quy định tại Điều 18, Điều 20, Điều 31, Điều 34, Điều 35 Luật báo chí.

Trong đó, Chương II Thông tư này quy định về cấp phép hoạt động báo in, xuất bản thêm ấn phẩm, xuất bản phụ trương; Chương III quy định về cấp phép giấy phép hoạt động báo điện tử, mở chuyên trang của báo điện tử.

11

Thông tư 49/2016/TT-BTTTT hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Thông tư 49/2016/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 15/02/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo theo quy định tại Điều 28 Luật báo chí.

Trong đó, Điều 4 Thông tư này quy định về Hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo, Điều 6 quy định về đổi thẻ nhà báo, Điều 8 quy định về thu hồi thẻ nhà báo.

12

Thông tư 36/2016/TT-BTTTT quy định chi tiết về cấp phép hoạt động và chế độ báo cáo đối với loại hình báo nói, báo hình do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Thông tư 36/2016/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 15/02/2017 quy định chi tiết về việc cấp phép hoạt động đối với loại hình báo nói, báo hình theo quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 29 Luật Báo chí và chế độ báo cáo đối với các cơ quan, tổ chức được cấp phép hoạt động báo nói, báo hình.

Một số nội dung đáng chú ý tại Thông tư này là quy định về hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình tại Điều 5; quy định về hồ sơ, thủ tục thay đổi thời lượng phát sóng, thời lượng chương trình tự sản xuất của kênh phát thanh, kênh truyền hình quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình tại Điều 7.

13

Thông tư 94/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 307/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Thông tư 94/2020/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Thông tư 307/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền.

14

Thông tư 41/2020/TT-BTTTT hướng dẫn về việc cấp giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in và báo điện tử, tạp chí điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, thực hiện hai loại hình báo chí, mở chuyên trang của báo điện tử và tạp chí điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông ban hành

Thông tư 41/2020/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 15/02/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in và báo điện tử, tạp chí điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, thực hiện hai loại hình báo chí, mở chuyên trang của báo điện tử, tạp chí điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san theo quy định tại Điều 18, Điều 20, Điều 29, Điều 31, Điều 34, Điều 35 Luật Báo chí.

Trong đó, Chương II Thông tư này quy định về cấp giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, xuất bản phụ trương; Chương III quy định về cấp giấy phép hoạt động báo điện tử, tạp chí điện tử mở chuyên trang của báo điện tử, tạp chí điện tử.

15

Thông tư 31/2021/TT-BTTTT hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Thông tư 31/2021/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 15/02/2022 quy định chi tiết và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo theo quy định tại Điều 28 Luật Báo chí.

Điều 3 Thông tư này quy định về Cấp thẻ nhà báo theo kỳ hạn mới, theo đó kỳ hạn cấp thẻ nhà báo là 05 năm, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ nhà báo theo kỳ hạn mới vào ngày 01 tháng 01 của năm bắt đầu kỳ hạn mới. Kỳ hạn của thẻ nhà báo hiện hành được tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.192.137
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!