Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp văn bản quy định về Bảo vật quốc gia

Dưới đây là những văn bản mới nhất liên quan đến quy định về bảo vật quốc gia do THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tổng hợp

Bảo vật quốc gia là gì?

Căn cứ khoản 7 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 thì: Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.

Tổng hợp văn bản quy định về Bảo vật quốc gia (Hình từ Internet)

Tiêu chí công nhận là Bảo vật quốc gia

Căn cứ Điều 41a Luật Di sản văn hóa 2001 (được bổ sung bởi khoản 21 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009), thì để được công nhận là Bảo vật quốc gia thì phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Là hiện vật gốc độc bản;

- Là hiện vật có hình thức độc đáo;

- Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc

Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc

Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc

Là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.

Có được mua bán bảo vật quốc gia hay không?

Điều 24 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia như sau:

Quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Việc kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Nhà nước bảo hộ việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký và đăng ký đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua bán có nguồn gốc hợp pháp chưa được đăng ký.

3. Nghiêm cấm mua bán di vật, cổ vật có nguồn gốc bất hợp pháp.

4. Nghiêm cấm mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để mang ra nước ngoài.

Như vậy, pháp luật vẫn cho phép và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán bảo vật quốc gia.

Việc kinh doanh bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Tổng hợp văn bản quy định về bảo vật quốc gia

1

Luật di sản văn hóa 2001

Bảo vật quốc gia là di sản văn hoá vật thể theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật di sản văn hóa 2001. Việc bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa của bảo vật quốc gia được quy định tại Mục 2 Chương 4 Luật di sản văn hóa 2001, có hiệu lực từ ngày 01/01/2002.

2

Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009

Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2001. Nổi bật là nội dung nghiêm cấm “Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài” quy định tại Khoản 3 Điều 1 Luật số 32/2009/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.

3

Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi

Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định chi tiết việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; việc quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; tổ chức và hoạt động của bảo tàng; việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

4

Nghị định 31/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 01/2012/NĐ-CP, Nghị định 61/2016/NĐ-CP và Nghị định 36/2019/NĐ-CP

Điểm b Khoản 1 Điều 1 Nghị định 31/2024/NĐ-CP sửa đổi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2012/NĐ-CP về Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Nghị định 31/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/03/2024.

5

Nghị định 01/2012/NĐ-CP sửa đổi, thay thế, hủy bỏ quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Điểm d Khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2012/NĐ-CP sửa đổi Khoản 4 Điều 26 Nghị định 98/2010/NĐ-CP về Điều kiện, thẩm quyền và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Nghị định 01/2012/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 27/02/2012.

6

Nghị định 142/2018/NĐ-CP sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nghị định 142/2018/NĐ-CP sửa đổi một số quy định tại Nghị định 98/2010/NĐ-CP, trong đó nổi bật là quy định “Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải có cửa hàng đủ diện tích phù hợp để trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 142/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 09/10/2018.

7

Thông tư 13/2023/TT-BVHTTDL sửa đổi quy định liên quan đến giấy tờ công dân tại một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Sửa đổi Mẫu đơn đề nghị thẩm định và làm thủ tục đề nghị công nhân bảo vật quốc gia tại 13/2010/TT-BVHTTDL là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 13/2023/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 15/01/2024.

8

Thông tư 13/2010/TT-BVHTTDL quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Thông tư 13/2010/TT-BVHTTDL quy định trình tự, thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận bảo vật quốc gia, có hiệu lực từ ngày 01/03/2011.

9

Thông tư 20/2012/TT-BVHTTDL quy định về hồ sơ và thủ tục gửi, nhận gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di, cổ vật, bảo vật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Thông tư 20/2012/TT-BVHTTDL quy định về hồ sơ và thủ tục gửi, nhận gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của tổ chức, cá nhân vào bảo tàng công lập hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hỗ trợ tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu của tài liệu, hiện vật bảo vệ và phát huy giá trị. Thông tư 20/2012/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 15/02/2013.

10

Quyết định 2599/QĐ-TTg năm 2013 công nhận bảo vật quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 2599/QĐ-TTg công nhận bảo vật quốc gia (đợt 2) cho 37 hiện vật, nhóm hiện vật. Điển hình như:

- Trống đồng Cẩm Giang I (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa);

- Bia Sùng Thiện Diên Linh (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Long Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam);

- Bia chùa Sùng Khánh (thời Trần, hiện lưu giữ tại chùa Sùng Khánh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang);

- Vạc đồng (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa);

- Súng thần công (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh)…

Quyết định 2599/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 30/12/2013.

11

Quyết định 53/QĐ-TTg năm 2015 công nhận bảo vật quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Ngày 14/01/2015, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định 53/QĐ-TTg về việc công nhận bảo vật quốc gia đợt 3.

Theo đó, có thêm 12 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia với một số hiện vật nổi tiếng như:

- 82 bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám

- Trống đồng Hữu Chung (Văn hóa Đông Sơn)

- Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Đào Xuyên

- Bộ tượng Di Đà Tam Tôn chùa Thầy

- Ekamukhalinga/Linga có một đầu thần Siva

- Máy bay Mic 21 số hiệu 4324…

12

Quyết định 2382/QĐ-TTg năm 2015 công nhận bảo vật quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Ngày 25/12/2015, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định 2382/QĐ-TTg 2015 về việc công nhận bảo vật quốc gia đợt 4.

Theo đó, có thêm 25 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia với một số hiện vật nổi tiếng như:

- Tượng nữ thần Laksmi (Niên đại: Thế kỷ VII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu);

- Tượng Nữ thần Laksmi (Niên đại: Thế kỷ VII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Đồng Tháp);

- Mô hình nhà (Niên đại: thời Trần, Thế kỷ XIII - XIV, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định);

- Long đình gốm Bát Tràng (Niên đại: Thế kỷ XVII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội)…

13

Quyết định 23/2016/QĐ-TTg quy định việc đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 23/2016/QĐ-TTg quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản, áp dụng từ ngày 25/07/2016.

14

Quyết định 1821/QĐ-TTg năm 2018 công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 7) do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Ngày 24/12/2018, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định 1821/QĐ-TTg về việc công nhận bảo vật quốc gia đợt 7 cho 22 hiện vật, nhóm hiện vật. Đơn cử như:

- Bình gốm Đầu Rằm (Hiện nay đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh);

- Bộ Sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh (Hiện nay đang lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi);

- Tượng Tu sĩ Champa Phú Hưng (Hiện nay đang lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi);

- Trống đồng Pha Long (Hiện nay đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai)…

15

Quyết định 2089/QĐ-TTg năm 2017 công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 6) do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 2089/QĐ-TTg công nhận bảo vật quốc gia (đợt 6) cho 24 hiện vật, nhóm hiện vật. Điển hình như:

- Dao găm chuôi hình rắn ngậm chân voi (Niên đại: 2000 – 2500 năm cách ngày nay, hiện nay đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nghệ An);

- Muôi có cán hình tượng voi (Niên đại: 2000 – 2500 năm cách ngày nay, hiện nay đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nghệ An);

- Đàn đá Lộc Hòa (Niên đại: Khoảng gần 3000 cách ngày nay, hiện nay đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Phước);

- Bộ khuôn đúc Nhơn Thành (Niên đại: Thế kỷ I - VII, hiện nay đang lưu giữ tại Bảo Thành phố Cần Thơ)…

Quyết định 2089/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 25/12/2017.

16

Quyết định 2198/QĐ-TTg năm 2021 công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 10) do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 2198/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25/12/2021 công nhận 23 bảo vật quốc gia đợt 10. Một số hiện vật, nhóm hiện vật nổi tiếng như:

- Cây hương chùa Tứ Kỳ (Niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia);

- Hương án chùa Keo (Thái Bình) (Niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình);

- Ấn “Hoàng đế Tôn thân chi bảo” (Niên đại: Năm 1827; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia);

- Mộc bản sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” (Niên đại: Năm 1885; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh)…

17

Quyết định 2283/QĐ-TTg năm 2020 công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 10) do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 2283/QĐ-TTg về việc công nhận Bảo vật quốc gia đợt 9. Theo đó, 24 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia như:

- Bộ Linga - Yoni Linh Sơn (Niên đại: Thế kỷ VII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang).

- Bộ sưu tập trang sức vàng Trà Veo 3 và Lâm Thượng (Niên đại: Thế kỷ X - XII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi).

- Sưu tập đĩa vàng hoa sen Cộng Vũ (Niên đại: Thế kỷ XI - XII; hiện lưu giữ tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hưng Yên).

- Trống đồng Kính Hoa (Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, thế kỷ IV - III trước Công nguyên; thuộc sở hữu tư nhân, thành phố Hà Nội)…

18

Quyết định 2496/QĐ-TTg năm 2016 công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 5) do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Ngày 22/12/2016, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định 2496/QĐ-TTg về việc công nhận bảo vật quốc gia đợt 5.

Theo đó, có thêm 14 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia với một số hiện vật nổi tiếng như:

- Ngẫu tượng Linga – Yoni (Niên đại: Thế kỷ V – VI, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Trà Vinh)

- Phù điêu Trà Liên 1 (Niên đại: nửa cuối Thế kỷ IX, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị)

- Phù điêu Trà Liên 2 (Niên đại: nửa cuối Thế kỷ IX, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị)…

19

Quyết định 41/QĐ-TTg năm 2023 công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 11) do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 41/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/01/2023 công nhận 27 bảo vật quốc gia đợt 11. Một số hiện vật, nhóm hiện vật nổi tiếng như:

- Bộ thành bậc Điện Kính Thiên, niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.

- Bộ tượng Trúc Lâm Tam Tổ chùa Phổ Minh, niên đại: Thế kỷ XVII; hiện được thờ tại chùa Phổ Minh, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

- Súng Thần công thời Lê Trung hưng, niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.

20

Quyết định 73/QĐ-TTg năm 2024 công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 12) do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 73/QĐ-TTg ngày 18/1/2024 công nhận 29 bảo vật quốc gia đợt 12. Đơn cử như:

- Tượng Shiva Mỹ Sơn C1, niên đại: Thế kỷ VIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng;

- Linga vàng Po Dam, niên đại: Thế kỷ VIII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận;

- Bia Phước Thiện, niên đại: Cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận;

- Phù điêu Nữ thần Uma, niên đại: Khoảng thế kỷ IX - X; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu…

21

Quyết định 88/QĐ-TTg năm 2020 công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 8) do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Ngày 15/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 88/QĐ-TTg về việc công nhận Bảo vật quốc gia đợt 8. Theo đó, 27 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia như:

- Bộ chóp tháp Champa Linh Thái (Niên đại: Thế kỷ XII - XIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế).

- Thống đồng thời Trần (Niên đại: Thế kỷ XIII - XIV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh).

- Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu (Niên đại: thời Lê sơ - Thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh)…

22

Quyết định 1426/QĐ-TTg năm 2012 công nhận bảo vật quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 1426/QĐ-TTg công nhận bảo vật quốc gia (đợt 1) cho 30 hiện vật, nhóm hiện vật. Đơn cử như:

- Trống đồng Ngọc Lũ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia);

- Trống đồng Hoàng Hạ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia);

- Tượng Phật A Di Đà (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh);

- Sổ trực ban “Chiến dịch Hồ Chí Minh” (sổ trực ban chép tay tình hình chiến sự Chiến dịch Hồ Chí Minh từ ngày 25 tháng 4 đến ngày 01 tháng 5 năm 1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quân khu 7)…

Quyết định 1426/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 01/10/2012.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.77.20
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!