Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tiền điện tử và những quy định pháp luật cần biết năm 2024

Dưới đây là danh sách văn bản quan trọng về tiền điện tử được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tổng hợp.

1. Khái niệm tiền điện tử?

Theo khoản 12 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP có giải thích tiền điện tử là giá trị tiền Việt Nam đồng lưu trữ trên các phương tiện điện tử được cung ứng trên cơ sở đối ứng với số tiền được khách hàng trả trước cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử.

Tổng hợp những văn bản cần biết về tiền điện tử tại Việt Nam (Hình từ Internet)

2. Tiền điện tử có phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam hay không?

Khoản 2 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định “Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Tại Khoản 10, 11 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt quy định:

Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

10. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là phương tiện thanh toán) là phương tiện do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, công ty tài chính được phép phát hành thẻ tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử phát hành và được khách hàng sử dụng nhằm thực hiện giao dịch thanh toán, bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng (bao gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước), ví điện tử và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

11. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 10 Điều này.

Bên cạnh đó, tại Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 cũng đã nói về vấn đề tiền điện tử (tiền ảo) như sau:

Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Căn cứ theo những quy định trên thì tiền điện tử chưa phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

3. Tổng hợp những văn bản cần biết về tiền điện tử tại Việt Nam

1

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022

Điều 34 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 có quy định về giao dịch chuyển tiền điện tử như sau:

- Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử vượt quá mức giá trị theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Đối tượng báo cáo tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử phải có chính sách, quy trình quản lý rủi ro để thực hiện, từ chối, tạm dừng, kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ các giao dịch chuyển tiền điện tử không chính xác, không đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.

- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các nội dung liên quan đến giao dịch chuyển tiền điện tử phục vụ cho công tác phòng, chống rửa tiền; chế độ báo cáo về giao dịch chuyển tiền điện tử.

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.

2

Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt

Nghị định 52/2024/NĐ-CP lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về tiền điện tử tại Điều 3, các phương tiện lưu trữ tiền điện tử tại Điều 6 và khoản 2 Điều 36. Nghị định 52/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.

3

Thông tư 15/2024/TT-NHNN quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

“Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thực hiện những biện pháp nhận biết khách hàng; kiểm soát, phát hiện, báo cáo giao dịch có giá trị lớn, giao dịch chuyển tiền điện tử, giao dịch đáng ngờ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật phòng chống, rửa tiền và các quy định pháp luật khác có liên quan” là nội dung nổi bật quy định tại Khoản 6 Điều 19 Thông tư 15/2024/TT-NHNN về tiền điện tử, áp dụng từ ngày 01/07/2024.

4

Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Luật phòng, chống rửa tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Điều 8,9 Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn Điều 34 Luật phòng, chống rửa tiền 2022 về giao dịch chuyển tiền điện tử, có hiệu lực từ ngày 28/07/2023.

5

Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2018 về tăng cường quản lý hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Tăng cường quản lý hoạt động liên quan tới hoạt động tiền ảo, đặc biệt là:

+ Hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet qua tiền ảo.

+ Mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản.

- Tuyên truyền, cảnh báo trên địa bàn để nâng cao nhận thức của người dân về những rủi ro, hệ lụy liên quan đến việc mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tiền ảo.

Là nội dung đáng chú ý tại Chỉ thị 10/CT-TTg có hiệu lực từ ngày 11/04/2018.

6

Chỉ thị 02/CT-NHNN năm 2018 về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

“Cấm các ngân hàng cung ứng dịch vụ về giao dịch tiền ảo” là nội dung trọng tâm tại Chỉ thị 02/CT-NHNN có hiệu lực từ ngày 13/04/2018.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.178.122
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!