Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Hệ thống pháp luật về Giải quyết Tranh chấp thương mại tại Việt Nam

Pháp luật hiện hành của Việt Nam, có tất cả 04 hình thức và biện pháp giải quyết tranh chấp thương mại bao gồm Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài và Tòa án. Dưới đây, là các văn bản hướng dẫn liên quan

Tranh chấp thương mại gì?

Căn cứ theo quy định tại  Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định rằng Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Từ đó, có thể hiểu tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng) giữa hai bên hợp tác với nhau về quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại.

Có những hình thức giải quyết tranh chấp thương mại nào?

Căn cứ theo Điều 317 Luật Thương mại 2005 có 04 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại cụ thể như sau:

- Thương lượng giữa các bên.

-  Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

- Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.

(Văn bản hướng dẫn về chế và giải quyết tranh chấp trong thương mại. Nguồn hình: Internet)

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Đối với quy định giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại cụ thể như sau:

+ Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.

+ Theo đó, phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại được quy định tại Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 cụ thể như sau:

- Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.

- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.

- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại được quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 cụ thể như sau:

- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Các loại chế tài trong thương mại

Hiện nay chưa có quy định của pháp cụ thể giải thích về chế tài thương mại, nên có thể hiểu chế tài thương mại là hình thức cưỡng chế của Nhà nước đối với người có hành vi vi phạm pháp luật thương mại, xác định những hậu quả pháp lý bất lợi đối với bên có hành vi vi phạm hợp đồng.

Căn cứ quy định tại Điều 292 Luật Thương mại 2005 thì các loại chế tài trong thương mại bao gồm:

(1) Buộc thực hiện đúng hợp đồng;

(2) Phạt vi phạm;

(3) Buộc bồi thường thiệt hại;

(4) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

(5) Đình chỉ thực hiện hợp đồng;

(6) Huỷ bỏ hợp đồng;

(7) Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Tổng hợp văn bản hướng dẫn về chế tài, tranh chấp trong thương mại

1

Luật Thương mại 2005

Luật Thương mại năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 quy định về hoạt động thương mại. Trong đó chế tài trong thương mại được quy định tại Mục 1 Chương VII và giải quyết tranh chấp trong thương mại được quy định tại Mục 2 Chương VII. Một số điều cần lưu ý như sau:

*Về giải quyết tranh chấp trong thương mại:

Điều 317. Hình thức giải quyết tranh chấp;

Điều 318. Thời hạn khiếu nại;

Điều 319. Thời hiệu khởi kiện.

*Về các loại chế tài trong thương mại và trường hợp áp dụng

Điều 297 quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng;

Điều 300 quy định về Phạt vi phạm;

Điều 308 quy định về Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

Điều 310 quy định về Đình chỉ thực hiện hợp đồng;

Điều 312 quy định về Hủy bỏ hợp đồng.

2

Luật Trọng tài thương mại 2010

Luật Trọng tài thương mại năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 quy định về thẩm quyền của Trọng tài thương mại, các hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, Trọng tài viên; trình tự, thủ tục trọng tài; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong tố tụng trọng tài; thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động trọng tài; tổ chức và hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thi hành phán quyết trọng tài. Một số điều cần lưu ý như sau:

+ Điều 4 quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại;

+ Điều 5 quy định về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại;

+ Điều 20 quy định về tiêu chuẩn Trọng tài viên;

+ Điều 24 quy định về điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài;

+ Điều 25 quy định về đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài;

+ Điều 30 quy định về đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo;

+ Điều 33 quy định về thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài;

+ Điều 48 quy định về Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

3

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân; giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Về nội dung giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng Tòa án thì tại Chương II của Bộ luật này. Trong đó, cần lưu ý những tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại Điều 30.

4

Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại

Nghị định 22/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/04/2017 quy định về phạm vi, nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại, hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam và quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải thương mại. Trong đó, cần lưu ý một số quy định sau:

- Điều 4 quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại;

- Điều 7 quy định về tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại;

- Điều 14 quy định về trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải;

- Điều 21 quy định về thủ tục thành lập Trung tâm hòa giải thương mại;

- Điều 22 quy định về đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại;

- Điều 33 quy định về điều kiện, hình thức hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

- Điều 36 quy định về cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam.

5

Thông tư 02/2018/TT-BTP về hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Thông tư 02/2018/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 20/04/2018 ban hành và hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại.

6

Thông tư 03/2024/TT-BTP sửa đổi 08 Thông tư liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Thông tư 03/2024/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 15/05/2024 sửa đổi 08 Thông tư liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Trong đó, cần lưu ý các biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại được ban hành tại Điều 3 Thông tư 02/2018/TT-BTP được thay thế tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư 03/2024/TT-BTP.

7

Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 11/01/2019 hướng dẫn áp dụng xác định lãi suất trung bình trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác cho bên bị vi phạm hợp đồng.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.25.11
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!