Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp quy định về Phòng vệ thương mại tại Việt Nam

Phòng vệ thương mại là biện pháp bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước tình trạng nhập khẩu gia tăng gây thiệt hại cho sản xuất trong nước.

1. Biện pháp phòng vệ thương mại

Theo Khoàn 1 Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:

- Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể. Trong đó:

+ Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước  (khoản 1 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017)

+ Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống trợ cấp) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (khoản 1 Điều 83 Luật Quản lý ngoại thương 2017)

+ Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp tự vệ) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước (khoản 1 Điều 91 Luật Quản lý ngoại thương 2017)

Tổng hợp quy định về Phòng vệ thương mại tại Việt Nam (Hình từ Internet)

2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại

Căn cứ theo Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như sau:

- Áp dụng trong phạm vi, mức độ cần thiết, hợp lý, có thời hạn nhằm bảo vệ, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

- Chỉ được áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra minh bạch, công bằng, phù hợp với quy định của pháp luật và phải dựa trên các kết luận điều tra.

- Công bố công khai các quyết định về việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

- Không thu khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức cao hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.

- Hoàn lại khoản chênh lệnh về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.

- Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.

3. Tổng hợp quy định về Phòng vệ thương mại tại Việt Nam

1

Luật Quản lý ngoại thương 2017

Luật Quản lý ngoại thương 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương; giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
Chương IV quy định về biện pháp phòng vệ thương mại

2

Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại

Nghị định 10/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về căn cứ tiến hành, trình tự, thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại; cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra; miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam..
Chương II quy định về điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Chương IV quy định về rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

3

Thông tư 37/2019/TT-BCT hướng dẫn biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Thông tư 37/2019/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 15/01/2020 quy định chi tiết về bên liên quan trong vụ việc điều tra; hoạt động cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu và bảo mật thông tin, tài liệu; tiếng nói, chữ viết trong quá trình điều tra; quản lý nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Chương II quy định về cung cấp thông tin, tài liệu và bảo mật thông tin, tài liệu trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Chương III quy định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Ban hành kèm theo Thông tư này là mẫu đơn đăng ký bên liên quan vụ việc điều tra phòng vệ thương mại; đơn đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

4

Thông tư 42/2023/TT-BCT sửa đổi Thông tư 37/2019/TT-BCT hướng dẫn nội dung về biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Thông tư 42/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 16/02/2024 sửa đổi Thông tư 37/2019/TT-BCT
Điều 1 sửa đổi quy định về thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

5

Thông tư 30/2020/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu về phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Thông tư 30/2020/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 11/01/2021 hướng dẫn về việc áp dụng biện pháp tự vệ song phương, biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp để thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu.
Chương II quy định về biện pháp chống bán phá và chống trợ cấp
Chương III quy định về biện pháp tự vệ song phương

6

Thông tư 07/2022/TT-BCT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Thông tư 07/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 08/05/2022 hướng dẫn về việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.
Chương II quy định về biện pháp chống bán phá và chống trợ cấp
Chương III quy định về biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp

7

Thông tư 19/2019/TT-BCT quy định về áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Thông tư 19/2019/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 14/11/2019 quy định về áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương bao gồm: Biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp và biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may.
Chương II quy định về biện pháp tự vệ chuyển tiếp

8

Thông tư 14/2021/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len về phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Thông tư 14/2021/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 15/12/2021 hướng dẫn về việc điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ song phương để thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.
Chương II quy định về biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp
Chương III quy định về biện pháp tự vệ song phương

9

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/08/2020 hướng dẫn về việc điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ song phương để thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.
Chương III quy định về phòng vệ thương mại

10

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN ban hành ngày 26/02/2009
Chương 9 quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.94.202.151
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!