Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Quy định pháp luật mới nhất về Tảo hôn

Tảo hôn là hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn để lại nhiều hệ lụy đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

1. Tảo hôn là gì?

Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014, Tảo hôn được quy định là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo điểm s khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014, cụ thể tảo hôn là hành vi thuộc một trong 03 trường hợp sau:

- Nam lấy vợ khi chưa đủ 20 tuổi.

- Nữ lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi.

- Nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi.

2. Tảo hôn bị xử lý như thế nào?

* Về hành chính

Điều 58 Nghị 82/2020/NĐ-CP  quy định xử phạt đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

* Về hình sự

Người có hành vi tổ chức tảo hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức tảo hôn được quy định tại Điều 183 Bộ Luật Hình sự 2015, cụ thể:

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Quy định của pháp luật Việt Nam về Tảo hôn (Hình từ internet)

3. Quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật do tảo hôn

Tại khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật do tảo hôn:

- Cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người tảo hôn;

- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

- Hội liên hiệp phụ nữ.

4. Tổng hợp văn bản pháp luật quy định về Tảo hôn

1

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực từ ngày 01/07/2023. Hành vi cưỡng ép tảo hôn là một trong những hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 3 Luật này.

2

Luật trẻ em 2016

Luật trẻ em 2016 có hiệu lực từ ngày 01/06/2017 quy định về quyền, bổn phận của trẻ em; nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. Trong đó, Luật Luật trẻ em 2016 nghiêm cấm việc ép buộc trẻ em tảo hôn tại Điều 6.

3

Bộ luật hình sự 2015

Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Tại Điều 183 Luật này quy định người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

4

Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn. Ngoài ra, tại khoản Điều 5 quy định Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình thì hành vi tảo hôn là một trong những hành vi bị cấm.

5

Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

Nghị định 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/09/2020. Theo quy định tại khoản 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn bị xử phạt như sau:
-  Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
-  Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

6

Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em

Nghị định 130/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Hành vi tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP.

8

Quyết định 98/QĐ-UBDT năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn II) do Ủy ban Dân tộc ban hành

Quyết định 98/QĐ-UBDT có hiệu lực từ ngày 18/02/2021 với một số hành động cụ thể như:
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;
- Biên soạn, phát hành tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống;
- Triển khai nhân rộng mô hình điểm và các mô hình chuyên đề “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại địa phương

9

Quyết định 498/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 498/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 14/04/2015 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số.

10

Công văn 834/UBDT- DTTS năm 2015 hướng dẫn thực hiện Quyết định 498/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025" do Ủy ban Dân tộc ban hành

Công văn 834/UBDT- DTTS có hiệu lực từ ngày 13/08/2015. Công văn 834/UBDT- DTTS hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg nhằm nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.155.163
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!