Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Toàn bộ văn bản quy định về Hiến tạng

Hiến tạng là hành động cao cả, tự nguyện cho đi các bộ phận cơ thể để cứu sống người khác mang lại hy vọng và cơ hội sống mới cho những bệnh nhân cần ghép tạng.

1. Hiến tạng là gì?

Hiện nay pháp luật không quy định rõ hiến tạng là gì?

Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 có quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

...

6. Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.

Như vậy, có thể hiểu hiến tạng là việc cá nhân tự nguyện hiến bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.

Việc hiến tạng được thực hiện vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học, không vì mục đích thương mại.

Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến tạng khi còn sống hoặc sau khi chết.

Toàn bộ văn bản quy định về hiến tạng (Hình từ Internet)

2. Điều kiện, thủ tục lấy mô, bộ phận cơ thể người

* Đối với người còn sống

Căn cứ theo Điều 14 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định điều kiện, thủ tục để lấy mô, bộ phận cơ thể người sống như sau:

- Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

- Chỉ lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống đã đăng ký hiến. Trong trường hợp cấp cứu mà cần phải ghép mô hoặc cần ghép mô cho cha, mẹ, anh, chị, em ruột thì được phép lấy mô của người chưa đăng ký hiến nếu có sự đồng ý của người đó.

- Cơ sở y tế trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống có trách nhiệm sau đây:

+ Tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến;

+ Kiểm tra các thông số sinh học của người hiến.

- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc tư vấn, kiểm tra các thông số sinh học của người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống."

* Đối với người đã chết

Căn cứ theo Điều 21 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định về điều kiện, thủ tục lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết như sau:

- Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.

- Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

+ Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết;

+ Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não theo quy định tại khoản 5 Điều 27 của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006;

+ Trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người

3. Dưới đây là tổng hợp văn bản quy định về Hiến tạng

1

Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006

Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
Trong đó, Chương II quy định về hiến, lấy mô bộ phận cơ thể ở người sống
Chương III quy định về hiến, lấy mô bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và hiến lấy xác
Chương IV quy định về ghép mô, bộ phận cơ thể người

2

Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2020 quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Trong đó, tại Điều 44 Nghị định này quy định xử phạt vi phạm quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

3

Nghị định 56/2008/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của Ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người

Nghị định 56/2008/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/05/2008
Trong đó, Chương II quy định về Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người

4

Nghị định 118/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 56/2008/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người

Nghị định 118/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/09/2016 sửa đổi Nghị định 56/2008/NĐ-CP
Trong đó, Điều 1 sửa đổi, bổ sung quy định về phạm vi hoạt động chuyên môn của ngân hàng mô; điều kiện hoạt động và cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô. Ngoài ra, ban hành kèm theo Nghị định này là danh mục trang thiết bị ngân hàng mô; mấu đơn đề nghị cấp phép và giấy phép hoạt động của ngân hàng mô.

5

Thông tư 28/2012/TT-BYT về Danh mục bệnh mà người mắc bệnh đó không được lấy mô, bộ phận cơ thể để ghép cho người bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Thông tư 28/2012/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/01/2013
Ban hành kèm theo Thông tư này “Danh mục bệnh mà người mắc bệnh đó không được lấy mô, bộ phận cơ thể để ghép cho người bệnh”.

6

Thông tư 104/2017/TT-BTC về quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Thông tư 104/2017/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 20/11/2017 quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác, bao gồm: chế độ khám sức khỏe định kỳ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống; chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác; nguồn kinh phí thực hiện; trách nhiệm chi trả; lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí.
Trong đó, Điều 2 quy định về chế độ khám sức khỏe định kỳ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống
Điều 3 quy định về chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác

7

Quyết định 13/2008/QĐ-BYT hướng dẫn tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống, hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và người đăng ký hiến xác do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Quyết định 13/2008/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 16/04/2008
Trong đó, tại mục III hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định này là quy định kiểm tra sức khoẻ cho người sau đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống; hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.
Ngoài ra, ban hành kèm theo các phụ lục quy định về quy trình tư vấn cho người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống; hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; người đăng ký hiến xác

8

Quyết định 07/2008/QĐ-BYT ban hành các mẫu đơn tự nguyện hiến, huỷ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống, sau khi chết và hiến xác; các mẫu thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và hiến xác do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Quyết định 07/2008/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 21/03/2008
Ban hành kèm theo Quyết định này các mẫu đơn:
Mẫu 1- Đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống - màu xanh nhạt.
Mẫu 2 - Đơn hủy đăng ký tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống - màu trắng
Mẫu 3 - Đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết - màu vàng nhat.
Mẫu 4 - Đơn hủy đăng ký tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết - màu trắng.
Mẫu 5 - Thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết- màu xanh nhạt.
Mẫu 6 - Đơn tự nguyện hiến xác - màu hồng nhạt.
Mẫu 7- Đơn hủy đăng ký tự nguyện hiến xác - màu trắng.
Mẫu 8- Thẻ đăng ký hiến xác - màu hồng nhạt.

9

Quyết định 06/2008/QĐ-BYT quy định tổ chức và hoạt động của hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Quyết định 06/2008/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 21/03/2008
Tại mục II Quyết định này quy định về tổ chức, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống

10

Quyết định 08/2008/QĐ-BYT quy định về điều kiện đối với cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và trình tự, thủ tục cho phép cơ sở y tế hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Quyết định 08/2008/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 21/03/2008
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về điều kiện đối với cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và trình tự thủ tục cho phép cơ sở y tế hoạt động.

11

Quyết định 1626/QĐ-BYT năm 2024 Hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về hiến, lấy, ghép, vận chuyển, bảo quản và chăm sóc sau ghép gan từ người hiến sống và từ người hiến chết não do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Quyết định 1626/QĐ-BYT năm 2024 có hiệu lực từ ngày 12/06/2024
Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về hiến, lấy, ghép, vận chuyển, bảo quản và chăm sóc sau ghép gan từ người hiến sống và từ người hiến chết não".

12

Hiến pháp 2013

Hiến pháp 2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 
Trong đó, Khoản 3 Điều 20 quy định mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.160.239
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!