5. Hướng dẫn tính phụ cấp cán bộ, công chức từ ngày 1/7/2019
Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 04/2019/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở cho đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Theo đó, từ ngày 1/7/2019, mức phụ cấp của cán bộ, công chức được tính theo công thức như sau:
- Các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở = 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng
- Các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) được tính như sau:
Phụ cấp = [(1.490.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng) + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ ngày 01/7/2019 (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung từ ngày 01/7/2019 (nếu có)] x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng
- Các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.
Thông tư 04/2019/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15/7/2019.
6. Hướng dẫn mới về áp dụng án lệ trong xét xử
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng án lệ trong xét xử như sau:
- Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố.
- Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau.
Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.
- Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”;
Tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự.
Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 15/7/2019.
7. Yêu cầu về lưu giữ hồ sơ viên chức
Theo Thông tư 07/2019/TT-BNV (có hiệu lực từ ngày 15/7/2019) thì việc lưu giữ hồ sơ viên chức phải bảo đảm các yêu cầu dưới đây:
- Sắp xếp hồ sơ theo thứ tự tên A, B, C hoặc theo đầu mối trực thuộc bảo đảm nguyên tắc dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy;
- Tài liệu trong mỗi hồ sơ viên chức phải được xếp riêng thành từng nhóm và theo thứ tự thời gian để thuận tiện cho việc tra cứu, kèm theo phiếu liệt kê tài liệu, phiếu kiểm soát hồ sơ và để trong một bì hồ sơ;
- Ngoài bì hồ sơ ghi các thông tin viên chức để phục vụ cho công tác tìm kiếm, lưu giữ như: họ và tên; các bí danh; quê quán và số hồ sơ (số hiệu viên chức nếu có).
- Bảo đảm dễ bảo quản, không bị nhàu nát hoặc hư hỏng, thất lạc hồ sơ.
8. Bổ sung nội dung chi đặc thù bảo đảm trật tự ATGT của địa phương
Thông tư 28/2019/TT-BTC quy định bổ sung nội dung chi đặc thù bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) của địa phương tại Khoản 4 Điều 3 của Thông tư 01/2018/TT-BTC bao gồm:
- Chi vận hành số điện thoại đường dây nóng về TTATGT;
- Chi xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác, đảm bảo không trùng lắp với các nguồn kinh phí khác;
- Chi thực hiện các nhiệm vụ phối hợp tăng cường bảo đảm TTATGT phát sinh đột xuất trong năm với các Sở, ngành, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thông tư 28/2019/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/7/2019.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY