Lái tàu có bị thổi nồng độ cồn không? Mức phạt vi phạm là bao nhiêu?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
20/03/2024 14:30 PM

Cho tôi hỏi người lái tàu có bị thổi nồng độ cồn không và mức phạt vi phạm là bao nhiêu? – Thiên Vũ (Bắc Giang)

Lái tàu có bị thổi nồng độ cồn không? Mức phạt vi phạm là bao nhiêu?

Lái tàu có bị thổi nồng độ cồn không? Mức phạt vi phạm là bao nhiêu? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Lái tàu có bị thổi nồng độ cồn không? Mức phạt vi phạm là bao nhiêu?

Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 24 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với lái tàu, phụ lái tàu, người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp như sau:

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với lái tàu khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 3 tháng đến 5 tháng

(điểm b khoản 8 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

(Khoản 6 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Người vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 10 tháng đến 12 tháng.

(Điểm c khoản 8 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn.

(Điểm a, b khoản 7 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Người vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 22 tháng đến 24 tháng.

(Điểm d khoản 8 Điều 66 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành không chỉ lái ôtô, xe máy mà lái tàu cũng bị kiểm tra nồng độ cồn và có thể bị xử phạt lên đến 40.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu đến 24 tháng trong trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Quy định xử phạt nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm quy định về nồng độ cồn

Ngoài lái tàu, nhân viên đường sắt cũng bị xử phạt nếu vi phạm nồng độ cồn. Theo Điều 63 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu (trừ lái tàu và phụ lái tàu) vi phạm quy định về nồng độ cồn hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng như sau:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ;

+ Khi làm nhiệm vụ mà trong cơ thể có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

Đoàn Đức Tài

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 715

Bài viết về

Mức phạt vi phạm giao thông

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn