Những đoạn đường nào thì cảnh sát giao thông được phép sử dụng máy bắn tốc độ? (Hình từ internet)
Hiện nay, hoạt động tuần tra kiểm soát của cảnh sát giao thông đang được thực hiện dưới 03 hình thức bao gồm:
- Tuần tra kiểm soát cơ động;
- Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông;
- Tuần tra kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 32/2023/TT-BCA khi thực hiện các biện pháp tuần tra kiểm soát kể trên phải có kế hoạch của Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện trở lên và bảo đảm các quy định sau:
- Sử dụng trang phục Cảnh sát theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA;
- Sử dụng phương tiện giao thông theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA hoặc đi bộ để tuần tra, kiểm soát trong phạm vi tuyến, địa bàn được phân công;
- Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật khác theo quy định của Thông tư 32/2023/TT-BCA.
Căn cứ Danh mục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2021/NĐ-CP, phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh (hay còn gọi là máy bắn tốc độ) là một trong các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang bị cho Cảnh sát giao thông để sử dụng nhằm phát hiện vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông.
Như vậy, hiện nay không có quy định nào nêu rõ việc hạn chế sử dụng máy bắn tốc độ ở một số khung đường xác định. Cảnh sát giao thông có thể sử dụng máy bắn tốc độ trong hoạt động tuần tra kiểm soát của mình tuân thu theo kế hoạch đã được ban hành.
Theo Điều 12 Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường. Trường hợp chạy quá tốc độ quy định, người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt vi phạm theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Phương tiện |
Tốc độ vượt quá |
Mức phạt |
Hình thức xử phạt bổ sung |
Xe máy |
Từ 05 - dưới 10 km/h |
300.000 - 400.000 đồng (điểm k khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
|
Từ 10 - 20 km/h |
800.000 - 01 triệu đồng (điểm g khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
|
|
Từ trên 20 km/h |
04 - 05 triệu đồng (điểm a khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
|
Ô tô |
Từ 05 - dưới 10 km/h |
800.000 - 01 triệu đồng (điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
|
Từ 10 - 20 km/h |
03 - 05 triệu đồng (điểm i khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Tước giấy phép lái xe 01 - 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
|
Từ trên 20 - 35 km/h |
06 - 08 triệu đồng (điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
|
Từ trên 35 km/h |
10 - 12 triệu đồng (điểm c khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Trương Quang Vĩnh