Lạm phát phi mã là gì? Tỷ lệ lạm phát phi mã là bao nhiêu?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
27/11/2023 13:00 PM

Tôi muốn hỏi lạm phát phi mã là gì? Tỷ lệ lạm phát bao nhiêu thì sẽ xác định thị trường đang là lạm phát phi mã? – Duy Linh (Tây Ninh)

Lạm phát phi mã là gì? Tỷ lệ lạm phát phi mã là bao nhiêu?

Lạm phát phi mã là gì? Tỷ lệ lạm phát phi mã là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Lạm phát phi mã là gì? Tỷ lệ lạm phát phi mã là bao nhiêu?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hoá, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô. Đây là một hình thức phản ánh sự suy giảm sức mua của người dân trên một đơn vị tiền tệ.

So với quốc gia khác, lạm phát được coi là sự giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với loại tiền tệ của quốc gia khác.

Trong đó, lạm phát phi mã là một trong 4 cấp độ lạm phạt. Cụ thể các cấp độ lạm phát bao gồm:

- Thiểu phát: Tỷ lệ từ 3%-5%/năm

- Lạm phát thấp: Tỷ lệ từ 5%-10%/năm

- Lạm phát cao (Lạm phát phi mã): Tỷ lệ từ 10%-1000%/năm

- Siêu lạm phát (hyper inflation): Tỷ lệ từ 1000%/năm trở lên, thậm chí tăng hàng ngày, hàng tháng.

Từ đó khái niệm lạm phát phi mã sẽ được định nghĩa như sau: Khi giá cả sản phẩm hàng hóa tăng nhanh, tỷ lệ lạm phát tăng nhanh vọt từ 10% đến mức dưới 1000% đó chính là lạm phát phi mã.

Tình trạng lạm phát phi mã xuất hiện có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:

- Lạm phát do cầu kéo: Lạm phát do cầu kéo là việc mất giá của đồng tiền khi nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng lên, kéo theo đó các mặt hàng khác cũng tăng theo.

- Lạm phát do chi phí bị đẩy lên cao: Chi phí của các công ty (gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế…). Khi giá cả của một hoặc vài chi phí sản xuất tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp cũng tăng lên.

Vì thế mà giá thành của sản phẩm cũng sẽ bị tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Dẫn đến, mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế cũng sẽ theo đó mà tăng lên;

- Lạm phát do cơ cấu trong tổ chức: Khi doanh nghiệp kinh doanh không được tốt, nhưng phải cập nhật xu hướng thị trường nên buộc phải tăng lương cho người lao động. Dẫn biết việc doanh nghiệp buộc phải tăng giá sản phẩm để kiếm được nguồn thu để bù vào phần tăng lên của lương cho người lao động;

- Lạm phát do cầu thay đổi: Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn sẽ không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát;

- Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới cầu tăng cao hơn cung, khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước bị giảm, tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ gây ra lạm phát;

- Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên cao sẽ hình thành lạm phát;

- Lạm phát tiền tệ: Thông thường, nguyên nhân lạm phát tiền tệ xảy ra khi ngân hàng mua ngoại tệ hoặc in nhiều tiền hơn sẽ dẫn đến lượng tiền có sẵn nhiều và dẫn đến nhu cầu và hàng hoá cũng như dịch vụ cũng tăng cao.

Các biện pháp kiểm soát lạm phát là gì?

Lạm phát là một vấn đề kinh tế vĩ mô quan trọng, có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống của người dân. Để kiểm soát lạm phát, các chính phủ cần thực hiện các biện pháp phù hợp.

Theo Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 thì các biện pháp kiểm soát lạm phát của Chính phủ đề ra gồm có:

- Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng;

- Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước;

- Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng;

- Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo;

- Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội;

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 19,719

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]