Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của người có tài sản đấu giá mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
04/02/2025 11:15 AM

Bài viết sau có nội dung về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của người có tài sản đấu giá mới nhất được quy định trong Thông tư 03/2025/TT-BTC.

Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của người có tài sản đấu giá mới nhất

Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của người có tài sản đấu giá mới nhất (Hình từ Internet)

Ngày 22/01/2025,Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 03/2025/TT-BTC hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản; quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của người có tài sản đấu giá mới nhất

Theo đó, chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của người có tài sản đấu giá được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư 03/2025/TT-BTC như sau:

(1) Nguồn kinh phí chi cho việc đấu giá tài sản gồm:

- Dự toán ngân sách nhà nước giao cho người có tài sản đấu giá trong trường hợp phải nộp toàn bộ tiền thu được từ đấu giá vào ngân sách nhà nước. Việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí chi cho việc đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

- Tiền thu được từ đấu giá tài sản trong tài khoản tạm giữ (bao gồm cả tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá đối với trường hợp thành lập Hội đồng đấu giá tài sản; tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản 2016) trong trường hợp phải nộp toàn bộ tiền thu được từ đấu giá tài sản vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước do cơ quan thành lập Hội đồng đấu giá tài sản làm chủ tài khoản hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan, đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm chủ tài khoản tạm giữ và được trừ chi phí xử lý tài sản trước khi nộp vào ngân sách nhà nước;

- Nguồn kinh phí xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu, tài sản kê biên, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp phá sản (bao gồm cả tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá đối với trường hợp thành lập Hội đồng đấu giá tài sản; tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản 2016) trong trường hợp đấu giá tài sản để thực hiện xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu, xử lý tài sản kê biên, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp phá sản;

- Tiền thu được từ đấu giá tài sản (bao gồm cả tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá đối với trường hợp thành lập Hội đồng đấu giá tài sản; tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản 2016) trong trường hợp tiền thu được từ đấu giá tài sản là nguồn thu của người có tài sản đấu giá.

(2) Người có tài sản đấu giá có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2025/TT-BTC hoặc đề nghị cơ quan, đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm chủ tài khoản tạm giữ để thanh toán các nội dung chi cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản hoặc Hội đồng đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Thông tư 03/2025/TT-BTC hoặc chi phí cho tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 03/2025/TT-BTC.

(3) Các khoản thanh toán cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản:

- Giá dịch vụ đấu giá tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá theo khung giá do Bộ Tư pháp quy định theo quy định của Luật Giá 2023;

- Chi phí đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Đấu giá tài sản 2016 và chi phí sử dụng Cổng Đấu giá tài sản quốc gia, chi phí thuê trang thông tin đấu giá trực tuyến theo quy định tại khoản 28 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024;

- Trường hợp đấu giá tài sản nhưng không thành hoặc phiên đấu giá không được tổ chức thuộc trường hợp bất khả kháng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Luật Đấu giá tài sản 2016 thì tổ chức hành nghề đấu giá tài sản được thanh toán các chi phí hợp lý, hợp lệ thực tế đã chi theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2025/TT-BTC nhưng không vượt quá chi phí đấu giá tài sản theo hợp đồng đấu giá tài sản đã ký kết.

(4) Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cho Hội đồng đấu giá tài sản được thanh toán các nội dung chi theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 03/2025/TT-BTC với mức chi quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 03/2025/TT-BTC.

(5) Trường hợp tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu tự đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Đấu giá tài sản 2016 thi tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện quản lý nguồn kinh phí chi cho việc đấu giá tài sản theo quy định về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BTC.

Xem thêm tại Thông tư 03/2025/TT-BTC có hiệu lực từ 22/01/2025.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]