Thi đua là gì? Các hình thức tổ chức thi đua đối với cá nhân, tổ chức

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
05/12/2022 12:00 PM

Xin cho tôi hỏi thi đua là gì? Việc tổ chức thi đua đối với cá nhân, tổ chức thông qua các hình thức nào? - Hoàng Dũng (Kiên Giang)

Thi đua là gì? Các hình thức tổ chức thi đua đối với cá nhân, tổ chức

Thi đua là gì? Các hình thức tổ chức thi đua đối với cá nhân, tổ chức

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Thi đua là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 (sửa đổi 2005, 2013), thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong đó mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

(Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 (sửa đổi 2005, 2013)

2. Các hình thức tổ chức thi đua

Việc tổ chức thi đua thực hiện qua các hình thức sau đây:

- Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau.

Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc theo cụm, khối thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua.

Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng các cụm, khối thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.

- Thi đua theo theo đợt (chuyên đề) là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Chỉ phát động thi đua theo đợt khi đã xác định rõ thời gian mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung và giải pháp.

(Điều 4 Nghị định 91/2017/NĐ-CP)

3. Nội dung tổ chức phong trào thi đua

Cụ thể tại Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 (sửa đổi 2005, 2013), các nội dung tổ chức phong trào thi đua bao gồm:

- Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua; trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. 

Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải khoa học, phù hợp với thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương và có tính khả thi.

- Căn cứ đặc điểm, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua để đề ra nội dung, hình thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp.

Coi trọng việc tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của quần chúng.

- Triển khai các biện pháp tổ chức vận động quần chúng tham gia phong trào thi đua và theo dõi quá trình tổ chức thực hiện.

Tổ chức chỉ đạo điểm để đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và đề ra các biện pháp khắc phục để chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả trong thời gian tiếp theo.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả phong trào thi đua và lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để biểu dương, tôn vinh các gương điển hình tiên tiến đã lập thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua

4. Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân, tổ chức

- Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm:

+ "Chiến sĩ thi đua toàn quốc";

+ Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;

+ "Chiến sĩ thi đua cơ sở";

+ "Lao động tiên tiến", "Chiến sĩ tiên tiến".

- Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm:

+ "Cờ thi đua của Chính phủ";

+ Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;

+ "Tập thể lao động xuất sắc", "Đơn vị quyết thắng";

+ "Tập thể lao động tiên tiến", "Đơn vị tiên tiến";

+ Danh hiệu thi đua đối với thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương là thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hoá.

- Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là "Gia đình văn hoá".

- Các danh hiệu thi đua được xét tặng hàng năm hoặc theo đợt.

(Điều 20 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 (sửa đổi 2005, 2013)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 13,729

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn