Đáp án tuần 3 Cuộc thi Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
07/11/2024 00:08 AM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung đáp án tuần 3 Cuộc thi Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng

Đáp án tuần 3 Cuộc thi Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng

Đáp án tuần 3 Cuộc thi Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng (Hình từ internet)

Đáp án tuần 3 Cuộc thi Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng

UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch 8581/KH-UBND ngày 09/10/2024 về Tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” năm 2024.

Tuần 3 bắt đầu từ 10 giờ 00 phút ngày 04/11/2024 đến 09 giờ 30 phút ngày 11/11/2024. Dưới đây là đáp án tham khảo tuần 3 Cuộc thi Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng:

Câu 01: Theo Quyết định số 2619/QĐ-UBND ngày 28/12/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024, nội dung nào sau đây là một trong những nhiệm vụ về công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính?

A. Tổ chức quán triệt và ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách về cải cách hành chính của Trung ương; của Tỉnh ủy và kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn mới của UBND tỉnh.

B. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính các cấp, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

C. Thường xuyên theo dõi, phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo, các giải pháp, sáng kiến có hiệu quả trong thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 02: Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, mục tiêu cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước đến năm 2030 là gì?

A. Tiếp tục giảm bình quân 5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025.

B. Tiếp tục giảm bình quân 7% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025.

C. Tiếp tục giảm bình quân 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025.

D. Tiếp tục giảm bình quân 15% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025.

Câu 03: Theo Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố là gì?

A. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

B. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân, phân công và phân cấp rõ ràng.

C. Thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng giới.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 04: Theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì việc thực hiện công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc nào?

A. Được tiến hành định kỳ, đồng bộ; kịp thời; tuân thủ trình tự rà soát.

B. Được tiến hành khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của các, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.

C. Được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát; không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát; kịp thời xử lý kết quả rà soát; tuân thủ trình tự rà soát.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 05: Những hành vi không được làm của cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trụ sở Bộ phận Một cửa và tại cơ quan có thẩm quyền là gì?

A. Cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính; cản trở tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ, nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, thiếu công bằng, không khách quan, không đúng pháp luật trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; ứng xử, giao tiếp không phù hợp với quy chế văn hóa công sở.

B. Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu điện tử; thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dung dữ liệu thực hiện thủ tục hành chính; tiết lộ thông tin về hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật của tổ chức, cá nhân hoặc sử dụng thông tin đó để trục lợi.

C. Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính hoặc tự ý yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật; trực tiếp giao dịch, yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không thông qua Bộ phận Một cửa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 06: Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024 của tỉnh Lâm Đồng quy định tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt tỷ lệ bao nhiêu?

A. Từ 40% trở lên.

B. Từ 45% trở lên.

C. Từ 50% trở lên.

D. Cả ba đáp án trên đều sai.

Câu 07: Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là gì?

A. Phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền thông qua Bộ phận Một cửa.

B. Phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa.

C. Phương thức tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền thông qua Bộ phận Một cửa.

D. Phương thức giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Câu 08: Tại Quyết định số 2260/QĐ-UBND ngày 08/9/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng về ban hành Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có quy định nhiệm vụ chủ yếu nào dưới đây về cải cách tài chính công?

A. Tham gia nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan để đổi mới cơ chế quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy định về thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính tại các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước trên cơ sở cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

B. Nâng cao năng lực, hiệu quả giám sát an toàn về nợ công; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lại tại địa phương.

C. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các đơn vị sử dụng ngân sách.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 09: Yêu cầu của Kế hoạch số 7089/KH-UBND ngày 20/8/2024 về triển khai Ngày Chuyển đổi số năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là gì?

A. Nêu bật nội dung chủ đề Ngày chuyển đổi số năm 2024.

B. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày chuyển đổi số mang ý nghĩa chung là đổi mới sáng tạo, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện thực tế của từng ngành, địa phương.

C. Cả hai phương án A và B

D. Không có phương án nào đúng.

Câu 10: Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 nhằm?

A. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

B. Nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số.

C. Thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

D. Cả ba đáp án trên

Đối tượng dự thi Cuộc thi Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng

- Đối tượng dự thi: Tất cả CBCCVC, người lao động trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Đoàn thể; cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh; doanh nghiệp, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

- Nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh (Học sinh, sinh viên, nông dân...).

- Đối tượng không được tham dự cuộc thi: thành viên Ban Tổ chức, Tổ soạn bộ đề thi trực tuyến, Tổ thư ký, Tổ thẩm định giải pháp, sáng kiến và cán bộ phụ trách kỹ thuật của hệ thống phần mềm thi trắc nghiệm.

Nhiệm vụ phát triển nền tảng số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Phát triển nền tảng số mang tính thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số diễn ra một cách tự nhiên, khai mở giá trị mới, mang lại lợi ích rõ ràng cho xã hội. Nền tảng số được tích hợp sẵn các chức năng về bảo đảm an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế, xây dựng. Tập trung phát triển các nền tảng số sau:

- Xây dựng hệ thống định danh và xác thực điện tử quốc gia, nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tận dụng và kế thừa những hệ thống, nền tảng sẵn có để phục vụ giao dịch điện tử giữa người dân với cơ quan nhà nước và các giao dịch điện tử dân sự khác một cách dễ dàng, đơn giản, tiện lợi. Hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác giữa một số tổ chức, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm xã hội để cung cấp dịch vụ định danh và xác thực điện tử;

- Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử cho phép doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử không thông qua tài khoản ngân hàng (Mobile Money) đối với người dân để phổ cập, cung cấp khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán điện tử một cách rộng rãi tới tất cả người dân;

- Xây dựng và làm chủ công nghệ điện toán đám mây (Cloud) với các mô hình triển khai (đám mây công cộng, đám mây dùng riêng, đám mây lai) và các loại hình dịch vụ cung cấp trên đám mây khác nhau, phục vụ nhu cầu chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước và xã hội;

- Xác định danh sách các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chung rộng khắp trong một số lĩnh vực như thương mại điện tử, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, học trực tuyến, nội dung số, dịch vụ kế toán, tài chính doanh nghiệp, đô thị, ngân hàng số và có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đầu tư phát triển các hệ thống này.

(Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,802

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]