Nhà giáo dạy trình độ cao đẳng tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ ra sao?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
18/05/2024 12:30 PM

Xin được hỏi tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thế nào? – Quỳnh Trang (Đà Nẵng)

 Nhà giáo dạy trình độ cao đẳng tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ ra sao?

 Nhà giáo dạy trình độ cao đẳng tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ ra sao? (Hình từ internet)

Nhà giáo dạy trình độ cao đẳng tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ ra sao?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 05/2024/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, nhà giáo giảng dạy trình độ cao đẳng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cần đáp ứng 5 tiêu chí. Cụ thể:

 (1) Tiêu chí về Trình độ đào tạo

- Trình độ đào tạo của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014

- Chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng được quy định như sau:

+ Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, Nghệ sĩ ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, Nhà giáo ưu tú trở lên;

+ Bằng bác sĩ chuyên khoa cấp I trở lên; Bằng kỹ sư;

+ Bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên đối với một số ngành, nhóm ngành sau: Nghệ thuật (trừ các ngành: Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật; Lý luận, lịch sử và phê bình sân khấu; Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh, truyền hình; Lý luận, lịch sử và phê bình múa); Thể dục, thể thao (trừ ngành Quản lý thể dục thể thao); Máy tính và công nghệ thông tin; Kế toán; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Đào tạo giáo viên (các ngành Sư phạm Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn Quốc; Giáo dục thể chất; Huấn luyện thể thao); Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài;

+ Bằng tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề; Chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề; Chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật; Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên theo quy định của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với thuyền viên (Công ước STCW);

+ Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3; Chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc tại các kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia; Chứng nhận bậc thợ 5/7 hoặc 4/6 trở lên;

+ Chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 4 Khung trình độ quốc gia (Niveau 4 DQR) của Cộng hòa Liên bang Đức; Chứng chỉ kỹ năng nghề trình độ cao đẳng, cao đẳng nâng cao (Diploma, Advanced Diploma) của Úc; Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 (Level 3 as prescribed in the National Occupational Skill Standard) trở lên của Malaysia;

+ Chứng nhận giải thưởng quốc gia, khu vực, quốc tế; Chứng nhận huấn luyện học sinh, sinh viên đoạt giải thưởng quốc gia, khu vực, quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;

+ Văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, danh hiệu khác theo quy định của pháp luật.

(2) Tiêu chí về Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Có một trong các minh chứng về trình độ nghiệp vụ sư phạm sau:

- Bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên; Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật.

- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng nghề, dạy trình độ trung cấp nghề; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, dạy trình độ trung cấp; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; Chứng chỉ sư phạm dạy trình độ cao đẳng; Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng.

(3) Tiêu chí về Năng lực sử dụng ngoại ngữ

Có năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của giảng viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng.

(4) Tiêu chí về Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin

Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của giảng viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng.

(5) Tiêu chí về Học tập, bồi dưỡng nâng cao

- Tham gia thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn hằng năm theo quy định.

- Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng từ cấp cơ sở trở lên mỗi năm học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ mới, chuyển đổi số, phương pháp giảng dạy; nâng cao khả năng nghiên cứu và vận dụng đúng quy định các văn bản có liên quan đến nghề nghiệp hoặc lĩnh vực chuyên môn giảng dạy trong năm học.

Các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

+ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

+ Trường trung cấp;

+ Trường cao đẳng.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:

+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

(Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014)

Lê Nguyễn Anh Hào

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 277

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn