Trong năm 2022, cấp phép sản xuất cho vắc xin COVID-19 trong nước (Ảnh minh họa)
Theo đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tập trung thực hiện những giải pháp khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước như sau:
- Đầu năm 2022, hoàn thành tiêm chủng đủ liều vắc xin bao phủ dân số trên 18 tuổi đạt 100%, ưu tiên sớm tiêm vắc xin cho người trên 50 tuổi; nghiên cứu tiêm vắc xin cho trẻ dưới 18 tuổi; triển khai kế hoạch tiêm mũi thứ ba.
- Trong năm 2022, sớm xem xét cấp phép sản xuất cho vắc xin trong nước và đưa vào sử dụng, tiến tới tự chủ nguồn vắc xin.
- Tổng kết việc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã triển khai thực hiện.
- Thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết 128/NQ-CP.
- Nâng cao năng lực phân tích, dự báo và ban hành Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch COVID-19 trước ngày 01/01/2022.
- Khắc phục vấn đề chưa thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện; chính sách huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực cho phòng, chống dịch
- Đẩy mạnh xã hội hóa, kết hợp công - tư trong công tác phòng, chống dịch, có cơ chế huy động hiệu quả các tổ chức y tế tư nhân.
- Hoàn thiện pháp luật về áp dụng biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp về dịch và phòng, chống bệnh truyền nhiễm, khám chữa bệnh.
- Đưa một số trang thiết bị, vật tư y tế (bao gồm cả kit xét nghiệm COVID-19) vào danh mục quản lý giá, bình ổn giá, ban hành giá trần xét nghiệm COVID 19.
- Giảm sự chênh lệch chất lượng khám chữa bệnh giữa các tuyến, vùng, miền.
Nghị quyết 41/2021/QH15 có hiệu lực từ 28/12/2021
Lý Hải