Tải App trên Android

Các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
02/11/2023 09:58 AM

Để phù hợp với tình hình dịch COVID-19 trong bối cảnh hiện này, Bộ Y tế đã đưa ra những biện pháp gì để phòng chống dịch tại các địa phương, đơn vị? – Anh Tuấn (Bình Phước)

Các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Ngày 29/10/2023, Bộ Y tế đã có Quyết định 3985/QĐ-BYT về việc ban hành ““Hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19”.

Hướng dẫn này được xây dựng, cập nhật và điều chỉnh qua hoạt động thực tiễn với các nội dung giám sát và các hoạt động phòng, chống dịch phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện tại để các tỉnh, thành phố, đơn vị y tế và các đơn vị liên quan căn cứ áp dụng, tổ chức triển khai theo thực tế tại địa phương, đơn vị.

Các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Cụ thể, việc chống dịch COVID-19 trong tình hình mới sẽ thực hiện bằng các biện pháp như sau:

(1) Đối với ca bệnh xác định

- Thu dung, quản lý điều trị; phòng chống lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

- Người mắc COVID-19 điều trị ngoại trú cần thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm như sau:

+ Người mắc COVID-19 phải đeo khẩu trang. Khuyến khích tự cách ly tại nơi lưu trú ít nhất 5 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên hoặc từ khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính và nên đeo khẩu trang hết ngày thứ 10 để tránh lây nhiễm cho người khác.

Nếu cần rời khỏi nơi lưu trú cần tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc với người khác.

+ Người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người bệnh phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh; hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

+ Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; vệ sinh khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa... hàng ngày và khi dây bẩn.

+ Giữ thông thoáng, vệ sinh nơi lưu trú.

- Trường hợp người mắc COVID-19 tử vong: Xử lý thi hài theo Thông tư 21/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng.

(2) Đối với ca bệnh nghi ngờ

- Yêu cầu người nghi ngờ mắc bệnh thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm cá nhân:

+ Tự theo dõi sức khỏe.

+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác hoặc khi ra khỏi nơi lưu trú.

+ Hạn chế tiếp xúc với người khác.

+ Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; vệ sinh khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc.

- Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh có biểu hiện bệnh nặng hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh nặng (người cao tuổi; người có bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch; những người có bệnh lý suy giảm miễn dịch; phụ nữ có thai) nên được làm xét nghiệm sớm để chẩn đoán xác định.

- Nếu cần rời khỏi nơi lưu trú: cần tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc với người khác.

- Người nghi ngờ mắc bệnh: nếu tự xét nghiệm và có kết quả dương tính thì cần thông báo cho Trạm Y tế xã, phường nơi lưu trú để được hướng dẫn và trợ giúp.

(3) Xử lý ổ dịch

(i) Tại hộ gia đình người bệnh

- Đối với người mắc COVID-19 thực hiện như (1).

- Đối với người trong gia đình: Thực hiện các biện pháp phòng bệnh nêu tại mục III khoản 1.

- Thực hiện vệ sinh, thông khí và thông thoáng nhà ở, thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng và các dung dịch tẩy rửa khác.

(ii) Tại ổ dịch ở cơ sở giáo dục, cơ quan, công sở, cơ sở sản xuất, kinh doanh

- Đối với người mắc COVID-19 thực hiện như (1).

- Đối với người lao động, học sinh, sinh viên: Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch nêu tại mục III khoản 1.

- Vệ sinh khử khuẩn các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như nền nhà, nút bấm thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế ngồi, bồn rửa, nhà vệ sinh, lavabo, vòi nước, tường nhà, cửa sổ, cửa ra vào... Tăng cường thông khí và thông thoáng phòng học, nơi làm việc, nơi sinh hoạt.

- Các cơ sở giáo dục, cơ quan, công sở, cơ sở sản xuất, kinh doanh tổ chức theo dõi sức khỏe của học sinh, sinh viên, người lao động để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế tại địa phương trong công tác phòng, chống dịch.

(4) Truyền thông phòng, chống dịch

- Thường xuyên cập nhật để thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và Việt Nam.

- Truyền thông nguy cơ và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Truyền thông về chính sách, pháp luật, văn bản có liên quan về phòng, chống bệnh truyền nhiễm để người dân hiểu, đồng thuận và tham gia tích cực hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

Căn cứ diễn biến của tình hình dịch COVID-19 và các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật, điều chỉnh hướng dẫn này phù hợp với tình hình thực tế.

Quyết định 3985/QĐ-BYT có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành; thay thế Quyết định 3638/QĐ-BYT năm 2021.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,784

Bài viết về

Phòng chống COVID-19

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]