Hướng dẫn xác định bưu gửi không có người nhận tại doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
31/10/2024 15:15 PM

Bài viết sau có nội dung về việc xác định bưu gửi không có người nhận tại doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được quy định trong Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC.

Hướng dẫn xác định bưu gửi không có người nhận tại doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính

Hướng dẫn xác định bưu gửi không có người nhận tại doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính (Hình từ Internet)

Hướng dẫn xác định bưu gửi không có người nhận tại doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC thì việc xác định bưu gửi không có người nhận tại doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thực hiện như sau:

- Bưu gửi được xác định là không có người nhận nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Bưu gửi mà người nhận từ chối nhận và người gửi cũng từ chối nhận lại (sau đây gọi là bưu gửi bị từ chối nhận).

+ Bưu gửi không phát được cho người nhận và không hoàn trả được cho người gửi quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 17 Luật Bưu chính 2010 sau thời hạn 06 tháng kể từ ngày bưu gửi được chấp nhận, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này (sau đây gọi là bưu gửi không phát được).

Điều 17. Bưu gửi không phát được, bưu gửi được chuyển hoàn, bưu gửi không hoàn trả được cho người gửi, bưu gửi không có người nhận

1. Bưu gửi được coi là không phát được trong các trường hợp sau đây:

a) Không có địa chỉ người nhận; địa chỉ người nhận không đầy đủ hoặc không đúng;

b) Người nhận đã thay đổi địa chỉ nhưng không để lại địa chỉ mới;

 

c) Không tìm được người nhận tại địa chỉ đã ghi;

d) Sau khi không thực hiện được việc phát, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đã mời tối thiểu hai lần, mỗi lần cách nhau 02 ngày làm việc, nhưng người nhận không đến nhận;

đ) Người nhận từ chối nhận.

...

4. Bưu gửi được coi là không hoàn trả được cho người gửi trong các trường hợp sau đây:

a) Không có địa chỉ người gửi; địa chỉ người gửi không đầy đủ hoặc không đúng;

b) Người gửi đã thay đổi địa chỉ nhưng không để lại địa chỉ mới;

c) Không tìm được người gửi tại địa chỉ đã ghi trên bưu gửi;

d) Sau khi không thực hiện được việc phát, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đã mời tối thiểu hai lần, mỗi lần cách nhau 02 ngày làm việc, nhưng người gửi không đến nhận;

đ) Người gửi từ chối nhận lại”

Thời hạn này bao gồm thời gian công khai thông tin quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC.

- Căn cứ để xác định bưu gửi không có người nhận gồm các nội dung chính sau đây:

+ Trường hợp bưu gửi bị từ chối nhận quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC:

++ Thông tin xác định thời gian bưu gửi bị từ chối nhận;

++ Thông tin về bưu gửi bị từ chối nhận (số hiệu bưu gửi (nếu có), ký hiệu đặc thù của bưu gửi; họ tên, địa chỉ của người gửi, người nhận trên bưu gửi và các thông tin khác có liên quan);

++ Chữ ký, họ tên đầy đủ, thông tin về chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ xác định nhân thân của người từ chối nhận bưu gửi. Trường hợp người từ chối nhận là tổ chức thì phải có dấu, chữ ký, họ tên đầy đủ của người đại diện có thẩm quyền của tổ chức đó.

+ Trường hợp bưu gửi không phát được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC:

++ Lý do bưu gửi không phát được;

++ Chữ ký, họ tên đầy đủ của nhân viên thực hiện việc phát bưu gửi đó.

+ Trường hợp người gửi có chỉ dẫn bằng văn bản về việc từ chối nhận lại khi không phát được bưu gửi cho người nhận thì tài liệu này được coi là căn cứ xác định việc người gửi từ chối nhận lại.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 753

Bài viết về

lĩnh vực Doanh nghiệp

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]