Tải app trên IOS

Có tích hợp bảo hiểm xe máy vào VNeID được không?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
13/07/2024 17:00 PM

Hiện nay, người dân có thể tích hợp giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe thì ứng dụng VNeID. Vậy có tích hợp bảo hiểm xe máy vào VNeID được không?

Có tích hợp bảo hiểm xe máy vào VNeID được không?

Có tích hợp bảo hiểm xe máy vào VNeID được không? (Hình từ internet)

1. Có tích hợp bảo hiểm xe máy vào VNeID được không?

Hiện nay, theo Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA (được sửa đổi bởi Thông tư 28/2024/TT-BCA) khi lưu thông trên đường thì người điều khiển xe máy phải mang theo các giấy tờ sau:

- Giấy phép lái xe

- Giấy đăng ký xe

- Bảo hiểm xe máy bắt buộc

- Giấy tờ tùy thân như CMND hoặc CCCD hoặc thẻ căn cước,…

Đối với giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe thì ứng dụng VNeID đã cho phép người dân tích hợp vào, đồng thời thông tin về CCCD gắn chíp hoặc thẻ căn cước cũng đã có trên ứng dụng VNeID. Và người dân có thể xuất trình bản điện tử của các loại giấy tờ này trên VNeID khi CSGT kiểm tra.

Tuy nhiên, ứng dụng VNeID phiên bản mới nhất chưa cho phép tích hợp bảo hiểm xe bắt buộc. Do đó, người dân không thể tích hợp bảo hiểm xe máy bắt buộc vào VNeID.

2. Được sử dụng bảo hiểm xe máy bắt buộc bản điện tử

Khoản 3 Điều 10 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 10. Giấy chứng nhận bảo hiểm

3. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, người dân được phép xuất trình bảo hiểm xe máy bản điện tử trên điện thoại.

Do đó, nếu không muốn mang bảo hiểm xe bản giấy thì người dân có thể mua bảo hiểm xe bắt buộc bản điện tử trên các ứng dụng ngân hàng, các ví điện tử và xuất trình bản điện tử trên điện thoại khi CSGT kiểm tra.

(Hình ảnh bảo hiểm xe máy bắt buộc bản điện tử)

3. Mức phạt lỗi không có hoặc không mang bảo hiểm xe máy bắt buộc năm 2024

Theo điểm a, khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định:

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo bảo hiểm xe máy bắt buộc (bản giấy hoặc bản điện tử) còn hiệu lực thì bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

4. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm xe máy bắt buộc

Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:

- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.

- Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.

- Người lái xe không đủ điều kiện về độ tuổi theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ theo quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe.

- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

- Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe cơ giới mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức trị số bình thường theo hướng dẫn của Bộ Y tế; sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.

- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

- Thiệt hại do chiến tranh, khủng bố, động đất.

(Khoản 2 Điều 7 Nghị định 67/2023/NĐ-CP)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,002

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]