Cụt tay có được lái xe máy không?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
12/02/2025 11:29 AM

Theo tiêu chuẩn sức khỏe lái xe, trường hợp tài xế cụt tay có được lái xe không?

Cụt tay có được lái xe máy không?

Hiện hành tại Điều 59 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, quy định người tham gia giao thông phải có giấy phép lái xe phù hợp, đủ điều kiện về sức khỏe.

Khi đăng ký thi sát hạch lái xe, người dự thi sẽ được yêu cầu khám sức khỏe đối với hạng xe mà mình đăng ký thi. Theo đó, tùy vào hạng xe mà người dự thi sẽ phải đáp ứng các yêu cầu khác nhau về sức khỏe.

Cụ thể, Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025).

Cụt tay có được lái xe máy không?

Cụt tay có được lái xe máy không? (Hình từ internet)

Quy định khám sức khỏe đối với người lái xe

Điều 3 Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô như sau:

- Quy trình khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng và khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô thực hiện theo quy định tại Điều 35 Thông tư 32/2023/TT-BYT.

- Nội dung khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BYT.

- Nội dung khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô:

+ Theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Thông tư 32/2023/TT-BYT; đối với nội dung khám tâm thần thực hiện theo quy định tại mục 1 phần II Phụ lục II hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BYT;

+ Đối với người hành nghề lái xe là nữ khi khám sức khỏe định kỳ khám chuyên khoa phụ sản theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Thông tư 32/2023/TT-BYT;

+ Xét nghiệm ma túy và xét nghiệm nồng độ cồn.

- Cấp và lưu giấy khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; sổ khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô thực hiện theo quy định tại Điều 38 Thông tư 32/2023/TT-BYT.

Trong đó, về chuyên khoa cơ - xương - khớp có quy định: Đối với người lái xe hạng A1, A, B1 cấp mới từ 2025, nếu cụt hoặc mất chức năng một bàn tay hoặc một bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn, thì mới không đủ điều kiện để lái xe.

Tức là nếu tài xế shipper chỉ mất tay trái, tay phải và 2 chân vẫn nguyên vẹn và hoạt động bình thường, thì người này vẫn đủ điều kiện lái xe.

Hồ sơ khám sức khỏe

Điều 4 Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định hồ sơ khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BYT.

**Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô:

- Thực hiện theo mẫu quy định tại điểm a khoản 4 Điều 34 Thông tư 32/2023/TT-BYT;

- Bổ sung nội dung hạng giấy phép lái xe vào mục 7 (nghề nghiệp).

Trên đây là nội dung tư vấn cho vướng mắc Cụt tay có được lái xe máy không?

Điều 59. Tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

1. Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;

c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;

d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;

đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;

e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.

2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định độ tuổi của người lái xe trong lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]