Tải App trên Android

Hướng dẫn tạm ngừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
10/07/2024 17:45 PM

Bài viết sau có nội dung về hướng dẫn tạm ngừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được quy định trong Luật Luật sư 2006.

Hướng dẫn tạm ngừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư

Hướng dẫn tạm ngừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư (Hình từ Internet)

1. Hướng dẫn tạm ngừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư

Theo Điều 46 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) thì việc tạm ngừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được quy định cụ thể như sau:

- Tổ chức hành nghề luật sư có quyền tạm ngừng hoạt động nhưng phải báo cáo bằng văn bản về việc tạm ngừng và tiếp tục hoạt động với Sở Tư pháp, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh, chậm nhất là mười ngày làm việc trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục hoạt động. Thời gian tạm ngừng hoạt động không quá hai năm.

- Báo cáo về việc tạm ngừng hoạt động có những nội dung chính sau đây:

+ Tên tổ chức hành nghề luật sư;

+ Số, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động;

+ Địa chỉ trụ sở;

+ Thời gian tạm ngừng hoạt động, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng hoạt động;

+ Lý do tạm ngừng hoạt động;

+ Báo cáo về việc thanh toán nợ, giải quyết các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng và hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư.

- Sở Tư pháp có quyền yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư tạm ngừng hoạt động khi phát hiện tổ chức hành nghề luật sư đó không có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật.

- Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ khác, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đối với hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng nhưng chưa thực hiện xong thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó.

+ Trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư tạm ngừng hoạt động thì các chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư đó cũng phải tạm ngừng hoạt động.

2. Hướng dẫn chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư

Việc chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được quy định tại Điều 47 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) như sau:

- Tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

+ Tự chấm dứt hoạt động;

+ Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động;

+ Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc tất cả các thành viên của công ty luật hợp danh, thành viên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;

+ Công ty luật bị hợp nhất, bị sáp nhập;

+ Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết.

- Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều 47 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) thì chậm nhất là ba mươi ngày, trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh.

Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ; thanh toán xong các khoản nợ khác; làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư; thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng.

Trong trường hợp không thể thực hiện xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó.

- Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 47 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành nghề luật sư, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Đoàn luật sư, cơ quan thuế ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ; thanh toán xong các khoản nợ khác; làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư; đối với hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng nhưng chưa thực hiện xong thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó.

- Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 47 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết, Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Đoàn luật sư, cơ quan thuế ở địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. Việc giải quyết quyền, nghĩa vụ về tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Võ Tấn Đại

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,687

Bài viết về

lĩnh vực Doanh nghiệp

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]