Hội kiến, hội đàm theo Quy định của Đảng

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
20/06/2024 15:15 PM

Dưới đây là nội dung về hội kiến, hội đàm theo Quy định 02-QĐi/TW năm 2018 của Đảng.

Hội kiến, hội đàm theo Quy định 02-QĐi/TW năm 2018

Hội kiến, hội đàm theo Quy định của Đảng (Hình từ internet)

Hội kiến, hội đàm theo Quy định 02-QĐi/TW năm 2018

* Giải thích về hội kiến, hội đàm

Căn cứ tại Điều 3 Quy định 02-QĐi/TW năm 2018 đã giải thích một số từ ngữ áp dụng trong hoạt động đối ngoại đảng như sau:

- Hội kiến là cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo phía nước ngoài với lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta.

- Hội đàm là cuộc làm việc giữa lãnh đạo đồng cấp của hai bên để trao đổi các nội dung của chuyến thăm.

* Hình thức ngồi hội kiến, hội đàm

Theo khoản 2 Điều 4 Quy định 02-QĐi/TW năm 2018 về hình thức ngồi hội kiến, hội đàm như sau:

Hội kiến: Lãnh đạo chủ trì tiếp khách và trưởng đoàn khách ngồi ở vị trí trung tâm trước phông chính phía trên; các thành viên hai đoàn đại biểu ngồi đối diện hai phía theo hình thức xa-lông; phía dưới theo thứ tự lễ tân (trường hợp đặc biệt, có thể bố trí ngồi theo hình thức hội đàm, căn cứ vào đề án đón đoàn được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở thống nhất với phía khách).

Hội đàm: Hai đoàn đại biểu ngồi đối diện hai phía bàn hội đàm; hai trưởng đoàn ngồi ở vị trí giữa, trung tâm của mỗi bên, các thành viên ngồi hai bên trưởng đoàn theo thứ tự lễ tân.

Từ những quy định trên ta có thể thấy hội kiến, hội đàm là cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo phía nước ngoài với lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta trong các chuyến thăm và những cuộc làm việc giữa lãnh đạo đồng cấp của hai bên để trao đổi các nội dung của chuyến thăm đó.

Quy định hội kiến, hội đàm khi đón đoàn các đảng cầm quyền các nước láng giềng có chung đường biên giới và các nước xã hội chủ nghĩa

* Hội kiến:

Căn cứ vào mức độ quan hệ với đối tác, tính chất, yêu cầu, điều kiện cụ thể của chuyến thăm và theo thỏa thuận giữa hai bên, có thể bố trí để trưởng đoàn khách hội kiến với các đồng chí lãnh đạo cấp cao khác của Đảng và Nhà nước ta.

Thành phần tham dự hội kiến phía Việt Nam gồm đồng chí lãnh đạo cấp cao chủ trì tiếp khách, đồng chí lãnh đạo tháp tùng đoàn, đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì đón đoàn, đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì hội kiến và lãnh đạo của các cơ quan khác có liên quan đến nội dung trao đổi với khách (nếu cần). Thành phần tham dự phía Việt Nam cần phù hợp với tính chất của chuyến thăm, thành phần đoàn khách, chức vụ của lãnh đạo Việt Nam chủ trì tiếp khách và nội dung trao đổi.

Tham gia đón khách gồm các đồng chí tham dự hội kiến; không huy động quần chúng đón tiếp khách đến hội kiến (trừ trường hợp đặc biệt được phê duyệt tại đề án đón đoàn).

* Hội đàm

- Mỗi chuyến thăm chỉ thực hiện một cuộc hội đàm chính thức do Tổng Bí thư và trưởng đoàn khách chủ trì. Trường hợp cần thiết, ngoài hội đàm chính thức, Tổng Bí thư và trưởng đoàn khách có thể có thêm hội đàm hẹp hoặc gặp hẹp.

- Thành phần tham dự gồm có: Lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng với Ban Đối ngoại Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan do hai bên thỏa thuận trên cơ sở phù hợp với mức độ quan hệ, tính chất của chuyến thăm, có tính tương xứng và bảo đảm yêu cầu của nội dung hội đàm.

- Tổng Bí thư và trưởng đoàn khách chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác, họp báo hoặc phát biểu với báo chí (nếu có).

- Địa điểm hội đàm: Tại Trụ sở Trung ương Đảng (trường hợp cần thiết có thể tiến hành tại Nhà Quốc hội hoặc tại một địa điểm phù hợp khác).

(Phần I Phụ lục kèm theo Quy định 02-QĐi/TW năm 2018)

Xem thêm nội dung tại Quy định 02-QĐi/TW năm 2018.

Lê Nguyễn Anh Hào

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,592

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn