Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động khi nào kết thúc?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Quế Anh
23/05/2024 14:00 PM

Xin cho tôi hỏi cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động khi nào kết thúc? - Huỳnh Hoa (Bình Dương)

Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động khi nào kết thúc? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động khi nào kết thúc?

Hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam, phát huy ý tưởng sáng tạo của đoàn viên, các cấp công đoàn đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động”.

Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến, chia làm 2 giai đoạn, gồm: thi trắc nghiệm và thi sáng tạo video clip tiểu phẩm, thuyết trình.

* Giai đoạn 1:

- Được tổ chức trong 3 tuần, từ ngày 10/5 đến ngày 02/6/2024. Hình thức thi trắc nghiệm trên Cổng thi trực tuyến: https://tracnghiemdh13.congdoanvietnam.org

- Mỗi lượt thi có 20 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu có từ 3-4 phương án trả lời, trong đó có 01 phương án đúng. Thời gian làm bài tối đa 15 phút. Mỗi câu trả lời đúng tương đương 01 điểm. Tổng điểm tối đa mỗi lần thi là 20 điểm. Mỗi người dự thi được tham gia tối đa 02 lần thi/đợt và kết quả được tính trên lần thi có điểm cao nhất. Có 3 đợt thi, mỗi đợt 1 tuần.

* Giai đoạn 2 

- Thời gian gửi tác phẩm dự thi: Từ 0h ngày 01/6 đến 17h ngày 07/6/2024. 

- Thời gian bình chọn: Từ 08h ngày 13/6 đến 23h ngày 20/6/2024. 

Trên Cổng thi trực tuyến: https://binhchondh13.congdoanvietnam.org

- Thi sáng tạo video clip (hình thức tiểu phẩm hoặc thuyết trình) dành cho tập thể.
- Mỗi LĐLĐ quận, huyện, công đoàn ngành và tương đương, công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố gửi dự thi ít nhất 01 video clip.
+ Nội dung: Thể hiện các ý tưởng, các giải pháp, mô hình, cách làm nhằm thực hiện hiệu quả các khâu đột phá, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (hoặc Đại hội XV Công đoàn thành phố) đề ra; phương pháp tổ chức quán triệt, học tập Nghị quyết để thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.
+ Thời lượng: Tối thiểu 03 phút, tối đa 05 phút.

2. Cơ cấu giải thưởng cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động

* Giai đoạn 1

- Trao giải thưởng cá nhân theo từng tuần thì cho người xuất sắc (căn cứ số điểm từ cao tới thấp và thời gian trả lời ngắn), bao gồm: 

+ 03 giải Nhất: 3 triệu đồng/giải. 

+ 09 giải Nhì: 2 triệu đồng/giải. 

+ 15 giải Ba: 1 triệu đồng/giải. 

- Trao 08 giải thưởng, mỗi giải thưởng trị giá 5 triệu đồng, cho các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc triển khai tốt giai đoạn 1 cuộc thi. 

* Giai đoạn 2

- Trao giải thưởng cho các đơn vị xuất sắc theo điểm chấm của Ban Giám khảo, bao gồm: 

+ 01 giải Nhất: 10 triệu đồng/giải. 

+ 03 giải Nhì: 7 triệu đồng/giải. 

+ 07 giải Ba: 5 triệu đồng/giải. 

- Trao 01 giải thưởng cho đơn vị có tác phẩm được nhiều bình chọn nhất: 5 triệu đồng/giải. 

3. Một số lưu ý khi tham gia cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động

Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ chủ động loại bỏ và không công nhận kết quả thi đối với cá nhân, tập thể dự thi trong các trường hợp sau: 

- Sử dụng thông tin của người khác để dự thi. 

- Nhờ người khác thi hộ hoặc thi hộ người khác. 

- Không chấp hành quy định trong Thể lệ Cuộc thi. 

- Các trường hợp có dấu hiệu can thiệp của phần mềm thứ ba. 

- Có hành vi khác vi phạm về đạo đức, thuần phong mỹ tục, làm ảnh hưởng đến tính nghiêm túc, công bằng, khách quan và an toàn thông tin của Cuộc thi. 

Căn cứ kết quả Cuộc thi, Ban Tổ chức quyết định trao các giải thưởng theo cơ cấu nêu trên hoặc điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

(Nguồn: Công đoàn viên chức Việt Nam)

4. Hệ thống tổ chức công đoàn các cấp

Theo Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định hệ thống tổ chức công đoàn các cấp như sau:

Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất, có các cấp sau đây:

- Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).

- Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.

- Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:

+ Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);

+ Công đoàn ngành địa phương;

+ Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);

+ Công đoàn tổng công ty;

+ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.

- Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở).

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,262

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn