Đảng viên mê tín, dị đoạn bị kỷ luật thế nào? (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Mê tín, dị đoạn là một trong 19 điều mà đảng viên không được làm theo Quy định 37-QĐ/TW năm 2021.
Nếu đảng viên có hành vi này thì có thể chịu các hình thức kỷ luật như sau:
- Kỷ luật bằng hình thức khiển trách nếu việc mê tín, dị đoan như tổ chức lễ cầu lên chức; xem bói, xóc thẻ, nhờ thầy yểm bùa trừ tà ma và những việc mê tín, dị đoan khác của đảng viên đó gây hậu quả ít nghiêm trọng.
- Kỷ luật bằng hình thức khai trừ nếu đảng viên có hoạt động mê tín, dị đoan đến mức cuồng tín, mù quáng.
(Điểm b khoản 1 và Điểm b khoản 3 Điều 55 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022)
Trong trường hợp đảng viên có những tình tiết sau đây thì sẽ được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật theo quy định đối với hành vi mê tín, dị đoạn:
- Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức đảng, tự giác nhận trách nhiệm cá nhân về khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.
- Chủ động cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, phản ánh đầy đủ, trung thực về những người cùng vi phạm.
- Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác nộp tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra.
- Vi phạm khi thực hiện chủ trương hoặc thí điểm đổi mới, sáng tạo được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định, không thuộc trường hợp quy định tại Điểm đ, Khoản 14, Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022.
Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
14. Trường hợp chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật:
...
đ) Đảng viên thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo theo Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị, được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng xảy ra thiệt hại thì cơ quan có thẩm quyền xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện; nếu đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
(Khoản 2 Điều 5 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022)
Tại Điều 3 Điều lệ Đảng 2011, đảng viên chính thức sẽ có các quyền sau:
- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
- Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền quy định tại Điều 3 Điều lệ Đảng 2011, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Như vậy, đảng viên dự bị có các quyền sau đây:
- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng;
- Đề cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
- Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.