Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
04/11/2024 17:01 PM

Luật Phòng cháy chưa cháy mới nhất 2024 là Luật nào? Có những văn bản nào hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy? – Minh Tú (Hà Tĩnh)

Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy

Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Luật Phòng cháy chưa cháy mới nhất 2024

Luật Phòng cháy chưa cháy mới nhất 2024 là Luật phòng cháy chữa cháy 2001, được sửa đổi bởi:

- Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013

- Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024)

>>> Xem thêm: Văn bản hợp nhất 46/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất 3 Luật trên.

2. Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy

Văn bản hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy bao gồm:

Văn bản hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy

- Thông tư liên tịch 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP về phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội trong công tác bảo vệ rừng.

- Nghị định 78/2011/NĐ-CP quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng.

- Thông tư 57/2015/TT-BCA hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

- Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy chữa cháy 2001Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013.

- Thông tư 148/2020/TT-BCA sửa đổi Thông tư 57/2015/TT-BCA hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

- Thông tư 149/2020/TT-BCA hướng dẫn thi hành Luật phòng cháy chữa cháy 2001 và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi và Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy chữa cháy 2001Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013.

- Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

- Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

- Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy chữa cháy 2001Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.

- Thông tư 32/2024/TT-BCA sửa đổi Thông tư 149/2020/TT-BCA hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổiNghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổiThông tư 08/2018/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy.

- Thông tư 55/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Thông tư:

+ Thông tư 141/2020/TT-BCA quy định công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân;

+ Thông tư 150/2020/TT-BCA quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

+ Thông tư 82/2021/TT-BCA quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

+ Thông tư 06/2022/TT-BCA quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân.

3. Tổng hợp các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Phòng cháy chữa cháy

Các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Phòng cháy chữa cháy bao gồm:

- Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

- Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

- Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.

- Báo cháy giả.

- Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.

- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.

- Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.

- Thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

- Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn.

- Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

(Điều 13 Luật phòng cháy chữa cháy 2001, được sửa đổi bởi Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 38,689

Bài viết về

Tổng hợp văn bản hướng dẫn

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]