Quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu cho người khuyết tật

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
03/11/2023 13:00 PM

Tôi muốn biết chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu cho người khuyết tật được ban hành nhằm mục đích gì? Hệ thống kí hiệu ngôn ngữ Việt Nam có những nội dung gì? – Duy Cường (Kiên Giang)

Quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu cho người khuyết tật

Quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu cho người khuyết tật (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu cho người khuyết tật

Chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu cho người khuyết tật quy định về hệ thống kí hiệu ngôn ngữ Việt Nam dành cho người khuyết tật nghe, nói sử dụng.

Trong đó, Hệ thống kí hiệu ngôn ngữ Việt Nam trong quy định này bao gồm bảng quy ước mũi tên, bảng kí hiệu chữ cái và các dấu thanh, bảng kí hiệu chữ số và danh mục từ ngữ kí hiệu.

Đơn cử nội dung bảng quy ước mũi tên trong Hệ thống kí hiệu ngôn ngữ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 17/2020/TT-BGDĐT như sau:

1.

Chuyển động theo chiều mũi tên một lần.

Độ dài mũi tên chỉ độ dài tương ứng của chuyển động.

2.

Chuyển động theo chiều mũi tên hai lần.

Độ dài mũi tên chỉ độ dài tương ứng của chuyển động.

3.

Chuyển động theo chiều mũi tên ba lần.

Độ dài mũi tên chỉ độ dài tương ứng của chuyển động.

4.

Chuyển động theo chiều mũi tên một lần.

Động tác chuyển động chậm.

Đô dài mũi tên chỉ độ dài tương ứng của chuyển động.

5.

Chuyển động theo chiều mũi tên sang hai bên một lần.

Độ dài mũi tên chỉ độ dài tương ứng của chuyển động.

6.

Chuyển động theo chiều mũi tên sang hai bên một lần có độ rung.

Độ dài mũi tên chỉ độ dài tương ứng của chuyển động.

7.

Cổ tay hoặc bàn tay làm trụ, chỉ chuyển động bàn tay hoặc ngón tay. Chuyển động theo chiều mũi tên.

8.

Cổ tay hoặc bàn tay làm trụ, chỉ chuyển động bàn tay hoặc ngón tay. Chuyển động sang hai bên.

9.

Cổ tay hoặc bàn tay làm trụ, chỉ chuyển động bàn tay hoặc ngón tay. Chuyển động sang hai bên có độ rung.

10.

Mũi tên chỉ chuyển động từ điểm này đến điểm khác.

Số lần chuyển động tương ứng với độ dài mũi tên.

11.

Chuyển động theo hình vòng tròn đứng theo chiều mũi tên một lần.

12.

Chuyển động theo hình vòng tròn đứng theo chiều mũi tên một lần. Động tác chuyển động chậm.

13.

Chuyển động theo hình vòng tròn đứng theo chiều mũi tên hai lần.

14.

Cả hai chuyển động theo hình vòng tròn đứng theo chiều mũi tên một lần ngược chiều nhau.

15.

Chuyển động theo hình vòng tròn nằm ngang theo chiều mũi tên một lần.

16.

Chuyển động theo hình vòng tròn nằm ngang theo chiều mũi tên hai lần.

17.

Chuyển động theo hình vòng tròn nằm ngang theo chiều mũi tên một lần. Động tác chuyển động chậm.

18.

Cả hai chuyển động theo hình vòng tròn nằm ngang theo chiều mũi tên một lần ngược chiều nhau.

19.

Chuyển động theo chiều mũi tên một lần.

Đường lượn mũi tên chỉ dạng tương ứng của chuyển động.

20.

Bàn tay đang chụm, xòe các ngón tay ra theo chiều mũi tên.

21.

Bàn tay đang xòe, chụm các ngón tay theo chiều mũi tên.

22.

Chuyển động các ngón tay hoặc bàn tay lên, xuống, so le với nhau.

23.

Phần cơ thể có dấu sao có nghĩa là đặt cố định.

24.

Chuyển động vuông góc với ngực/cơ thể người, từ trong ra ngoài.

25.

Chuyển động vuông góc với ngực/cơ thể người, từ ngoài vào trong.

26.

Chuyển động vuông góc với ngực/cơ thể người, từ trong ra ngoài, sau đó từ ngoài vào trong một lần.

27.

Chuyển động vuông góc với ngực/cơ thể người, từ trong ra ngoài, sau đó từ ngoài vào trong hai lần.

10 chính sách của Nhà nước về người khuyết tật

Theo Điều 5 Luật Người khuyết tật 2010, Nhà nước đã có những chính sách sau đây dành cho người khuyết tật:

(1) Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.

(2) Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.

(3) Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.

(4) Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

(5) Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.

(6) Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.

(7) Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.

(8) Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.

(9) Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật.

(10) Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,135

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn