Nhìn lại lịch sử thay đổi và sứ mệnh của sổ hộ khẩu

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trung Tài
07/06/2021 09:40 AM

Từ ngày 01/7/2021 khi Luật Cư trú 2020 có hiệu lực thì sẽ chính thức không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu và đến đầu năm 2023 chính thức bỏ sổ hộ khẩu. Bài viết này sẽ nhìn lại lịch sử thay đổi và sứ mệnh của sổ hộ khẩu

Nhìn lại lịch sử thay đổi và sứ mệnh của sổ hộ khẩu (ảnh minh họa)

Ngày 27-6-1964: Tại Nghị định 104-CP hệ thống hộ khẩu chính thức áp dụng.

Theo đó, ở thành phố, thị xã, thị trấn thì đồn công an lập sổ hộ khẩu cho từng hộ trong khu vực mình phụ trách

Ở xã , thị trấn (nơi không có đồn công an) thì Uỷ ban hành chính xã, thị trấn lập sổ hộ khẩu cho từng hợp tác xã hoặc cho từng đội sản xuất trong các hợp tác xã quá lớn; ở nơi chưa có hợp tác xã thì lập sổ hộ khẩu cho từng xóm.

Những hộ còn làm ăn riêng lẻ được đăng ký chung một sổ hộ khẩu với hợp tác xã, đội sản xuất cùng thôn hoặc cùng xóm.

Các cơ quan, xí nghiệp, công trưòng, lâm trường, trường học ... lập sổ hộ khẩu ở mỗi khu nhà tập thể của mình dưới sự hướng dẫn và kiểm soát cảu cơ quan công an hoặc Uỷ ban hành chính xã, thị trấn sở tại.

Ngày 1-7-1988: Nghị định 4-HĐBT của của Hội đồng Bộ trưởng ban hành điều lệ đăng ký và quản lý hộ khẩu.

Việc lập sổ hộ khẩu được thực hiện như sau: ở thành phố, thị xã, thị trấn lập theo từng hộ, ở nông thôn lập theo xóm, ấp, bản. Đối với nhà ở tập thể của cơ quan và tổ chức thì lập theo từng nhà ở hoặc phòng ở tập thể của cán bộ, công nhân, viên chức, hội viên.

Ngày 5-10-1997: Nghị định 51-CP của Chính phủ về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu.

Lúc này, mỗi hộ gia đình có một sổ hộ khẩu gia đình. Trường hợp, trong một nhà có nhiều gia đình ở thì mỗi gia đình được lập một sổ hộ khẩu gia đình riêng.

Ngày 01-7-2007: Luật Cư trú 2006 có hiệu lực

Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Ngày 30-7-2017: Tại Nghi quyết 112/NQ-CP Chính phủ đồng ý về việc bỏ sổ hộ khẩu.

Theo đó, bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng “Sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là “Sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Ngày 01-7-2021: Luật Cư trú 2020 có hiệu lực

Từ ngày 01/7 chính thức không cấp mới sổ hộ khẩu và sẽ thu hồi sổ hộ khẩu nếu đăng ký thủ tục cư trú làm thay đổi thông tin.

Ngày 01/01/2023:

Thời điểm chính thức bỏ sổ hộ khẩu và quản lý cư trú hoàn toàn bằng cơ sở dữ liệu quốc gia

Sứ mệnh của Sổ hộ khẩu

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, sổ hộ khẩu đã gắn bó với công dân trong những thủ tục hành chính như:

- Thủ tục: Làm CMND/CCCD, khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, đăng ký hộ tịch, sổ đỏ…

- Xác nhận tình trạng hôn nhân, sơ yếu lý lịch, giấy ủy quyền/ủy nhiệm, hợp đồng thế chấp/vay ngân hàng..

- Đề nghị: Mua nhà công, mua bảo hiểm

Trung Tài

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 15,258

Bài viết về

lĩnh vực Hộ tịch – Cư trú – Quyền dân sự

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn