Hướng dẫn chế độ làm việc, nghỉ hè với giáo viên trong thời gian Covid-19 tại TP.HCM

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
11/06/2020 17:20 PM

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có Công văn 1726/GDĐT-TC hướng dẫn chế độ làm việc đối với giáo viên trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19 năm học 2019-2020.

nh minh ha (Ngun Internet)

Căn cứ Công văn 1366/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 22/4/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Hiệu trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thực hiện các nội dung sau:

Chế đ làm vic và ngh

Chế độ làm việc của giáo viên cùng với các chế độ chính sách khác liên quan (kiêm nhiệm, thừa giờ...) vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, vì dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, trong học kỳ II năm học 2019-2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục cho học sinh học tại nhà (tạm dừng đến trường, không dừng học).

Qua đó, giáo viên thực hiện các công việc như: dạy học, giáo dục trẻ em/học sinh; kiểm tra đánh giá học sinh,... thông qua các công cụ trực tuyến: qua Internet, trên truyền hình. Do đó, khi xác định chế độ làm việc của giáo viên, Hiệu trưởng các các trường Trung học phổ thông, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc cần lưu ý:

- Căn cứ vào tình hình thực tế việc tổ chức dạy học, giáo dục của nhà trường và các hoạt động cụ thể của giáo viên, hiệu trưởng trao đổi với tổ/nhóm chuyên môn để xác định số tiết thực dạy và tính toán, quy đổi thời gian thực hiện các công việc chuyên môn khác ra tiết dạy, từ đó xác định tổng số tiết dạy của giáo viên (trong đó có cả các tiết quy đổi);

- Ngoài ra, nếu giáo viên được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình được dùng chung cho nhiều nhóm/lớp, nhiều cấp học thì hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào điều kiện cụ thể và tính chất công việc để tính toán, quy đổi thành số tiết dạy phù hợp đối với giáo viên đó hoặc tính toán, quy đổi cho cả những người cùng tham gia đảm bảo đúng người, đúng việc. Việc quy đổi số tiết dạy của giáo viên phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở) hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) theo quy định.

- Do khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đã điều chỉnh, nên thời gian nghỉ hè của giáo viên năm nay sẽ được tính bắt đầu từ sau ngày kết thúc năm học 2019-2020 (theo thời gian thực tế) đến ngày tựu trường năm học 2020-2021. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường cũng như các công việc của từng giáo viên, hiệu trưởng bố trí cho giáo viên nghỉ hè hoặc nghỉ hằng năm một cách hợp lý, đảm bảo theo đúng quy định.

Quy đi tiết dy hc trc tuyến đ xác đnh tng s tiết dy

Việc quy đổi tiết dạy học trực tuyến để xác định tổng số tiết dạy của giáo viên trong học kỳ II năm học 2019-2020 phải đúng với các quy định hiện hành (trong trường hợp có giáo viên có số tiết dạy vượt định mức giờ dạy/năm), cụ thể:

- Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập quy định: “Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non; định mức tiết dạy/ năm học đối với giáo viên phổ thông; định mức giờ giảng dạy/năm học đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; tiêu chuẩn giờ giảng/năm học đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ dạy/năm”.

- Khoản 8 Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập quy định: “Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật”.

- Điểm b Khoản 3 Điều 106 Bộ luật Lao động quy định: “Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm”.

Công văn 1726/GDĐT-TC được ban hành ngày 10/6/2020.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 4,548

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn