Tải App trên Android

Quy định công tác điều tra, khảo sát môi trường biển được quy định như thế nào?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
20/12/2024 19:02 PM

Ngày 12/12/2024, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 31/2024/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, môi trường vùng ven bờ và hải đảo.

Quy định công tác điều tra, khảo sát môi trường biển

Quy định công tác điều tra, khảo sát môi trường biển (Hình từ internet)

Nguyên tắc điều tra, khảo sát

- Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc chung đối với công tác điều tra, khảo sát hải văn, môi trường vùng ven bờ và hải đảo được quy định tại Điều 3 Thông tư 31/2024/TT-BTNMT.

- Công tác điều tra, khảo sát môi trường nước biển phải tuân thủ theo các quy định tại: TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-9:2015) về chất lượng nước - lấy mẫu - Phần 9: Hướng dẫn lấy mẫu nước biển và TCVN 6663-3:2016 (TCVN 8880:2011) về chất lượng nước - lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu nước; Thông tư 01/2023/TT-BTNMT ban hành QCVN 10:2023/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển; Thông tư 20/2017/TT- BTNMT ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường; Thông tư 10/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường.

- Công tác điều tra, khảo sát môi trường trầm tích biển phải tuân thủ theo các quy định tại: TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 13: Hướng dẫn lấy mẫu bùn nước, bùn nước thải và bùn liên quan; TCVN 6663-15:2004 (ISO 5667-15:1999) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu bùn và trầm tích.

(Điều 19 Thông tư 31/2024/TT-BTNMT)

Công tác điều tra, khảo sát môi trường biển

- Đo độ trong suốt nước biển

+ Đợi tàu cố định sau khi neo, đo độ trong suốt tiến hành bên phía thành tàu có bóng râm. Tránh xa khu vực xả nước thải của tàu, khu vực có váng dầu trên mặt nước;

+ Dùng tời thả từ từ đĩa đo độ trong suốt xuống chạm mặt nước theo phương thẳng đứng, đánh dấu vị trí điểm 0, tiếp tục thả đĩa xuống tới độ sâu không còn nhìn thấy đĩa, nhắc đĩa lên và hạ xuống vài lần ở tại độ sâu này;

+ Đo 3 lần, lấy giá trị độ sâu trung bình, ghi kết quả vào biểu đo đạc.

- Đo các thông số chất lượng nước: DO, pH, độ muối, nhiệt độ và độ đục nước biển

+ Lắp pin nguồn cho máy đo DO, pH, độ muối, nhiệt độ, độ đục;

+ Kiểm chuẩn tự động sensor đo pH với dung dịch chuẩn pH4;

+ Nhúng sensor vào mẫu nước cần đo. Đo nhiệt độ nước biển, DO trước, tiếp đến đo độ muối, độ đục, cuối cùng đo pH;

+ Ghi kết quả vào biểu điều tra, đo đạc môi trường biển.

- Lấy mẫu môi trường nước biển

+ Đợi tàu cố định sau khi neo, đo độ sâu tại các vị trí khảo sát, lấy mẫu bên mạn tàu hướng đón gió bằng dụng cụ lấy mẫu nước (batomet), tránh khu vực bị nhiễm nước thải của tàu;

+ Dụng cụ lấy mẫu được gắn với quả nặng đảm bảo dây lấy mẫu không bị xiên;

+ Thả dụng cụ lấy mẫu nước tới đúng tầng cần lấy mẫu;

+ Lấy mẫu đo nhiệt độ, độ muối, DO, pH và độ đục nước biển tại tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy;

+ Lấy mẫu phân tích muối dinh dưỡng NH4+, PO43- tại tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy;

+ Lấy mẫu kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, Fe, Mn, Zn, As, Hg, Tổng Cr, Cr6+) tại tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy;

+ Lấy mẫu dầu mỡ khoáng tại tầng mặt. Thể tích mẫu nước cần lấy là 2 lít;

+ Fluoride (F-), Cyanide (CN-), Tổng phenol, Tổng Coliform, Tổng Hydrocarbon gốc dầu (TPH), Tổng DDT, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Chất hoạt động bề mặt anion.

- Lấy mẫu môi trường trầm tích biển

+ Yêu cầu thành phần trầm tích của mẫu môi trường là mẫu phải có thành phần độ hạt ở cấp hạt mịn cao (bùn, bùn cát, cát bùn…).

+ Khi tàu đến điểm khảo sát đợi tàu cố định sau khi neo, đo độ sâu, sau đó tiến hành thả cuốc. Dây cáp khi thả phải có phương tương đối vuông góc so với mặt nước biển;

++ Khi cuốc chạm đáy (cáp chùng), kéo lên từ từ, không để rối cáp, đảm bảo lượng mẫu lấy (khoảng 0,3-0,5 kg/mẫu);

++ Khi lấy đủ mẫu, cho tàu di chuyển đến vị trí khảo sát tiếp theo và tiến hành lau rửa thiết bị chuẩn bị cho trạm khảo sát tiếp theo.

- Lấy mẫu môi trường không khí xung quanh

+ Vị trí lấy mẫu đảm bảo không khí không bị ô nhiễm cục bộ do hoạt động của tàu gây ra (nơi cao nhất của tàu, không bị che chắn);

+ Xác định hướng gió, tốc độ gió. Quan sát, đánh giá sơ bộ tình hình thời tiết;

+ Lựa chọn vị trí, lắp đặt gắn chặt máy móc thiết bị vào vị trí thích hợp;

+ Bơm dung dịch hấp thụ, hãm giữ mẫu đã chuẩn bị vào các ống tương ứng và gắn vào vị trí lấy mẫu khí. Điều chỉnh bộ định chế thời gian cho thiết bị. Kiểm tra Rotamet, điều chỉnh thông lượng đến giá trị thích hợp, chạy máy phát điện;

+ Kết thúc quá trình lấy mẫu chuyển mẫu sang bộ phận phân tích, bảo quản tương thích;

+ Trường hợp lấy mẫu trên đường hành trình ghi tọa độ vị trí đầu - cuối và thời gian bắt đầu - kết thúc quá trình lấy mẫu;

+ Các thông số CO, SO2, NO2, tổng bụi lơ lửng (TSP) có thể sử dụng thiết bị đo trực tiếp. Yêu cầu kỹ thuật áp dụng theo quy trình kỹ thuật quy định tại Phụ lục 2.1. Phương pháp quan trắc không khí xung quanh (Bảng 6. Phương pháp lấy mẫu và đo tại hiện trường không khí xung quanh), Thông tư 10/2021/TT-BTNMT;

+ Thời gian lấy mẫu bụi tổng bụi lơ lửng (TSP) trong 24 giờ, lấy mẫu SO2 trong 1,5 giờ, lấy mẫu NO2 trong 1 giờ, lấy mẫu O3 trong 1 giờ, lấy mẫu CO trong 20 phút.

- Bảo quản mẫu

+ Công tác bảo quản mẫu nước biển

Dụng cụ lưu giữ mẫu và phương pháp bảo quản mẫu được thực hiện theo TCVN 6663-3:2016 ISO 5667-3:2012 Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 3: Bảo quản và xử lý mẫu nước.

+ Công tác bảo quản mẫu môi trường trầm tích biển

Thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn TCVN 6663-15:2004 Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 15. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu bùn và trầm tích.

+ Bảo quản mẫu môi trường không khí

Bảo quản các mẫu SO2, NOx, O3, CO trong tủ bảo ôn nhiệt. Bảo quản giấy lọc thủy tinh thu mẫu bụi TSP trong túi nilon ở môi trường khô.

- Phân tích mẫu

+ Công tác đo nhanh hiện trường

Phương pháp đo mẫu nước biển tại hiện trường các thông số chất lượng nước tuân thủ theo quy định tại Mục 3. Phương pháp xác định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển QCVN 10:2023/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BTNMT và tại Phụ lục 2.4 Phương pháp quan trắc chất lượng nước biển kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BTNMT.

+ Công tác phân tích mẫu nước biển

Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng nước biển tuân thủ theo quy định tại Mục 3. Phương pháp xác định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển QCVN 10:2023/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BTNMT.

Chấp nhận các phương pháp phân tích hướng dẫn trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các tiêu chuẩn viện dẫn.

+ Công tác phân tích mẫu môi trường trầm tích biển

Phương pháp phân tích xác định các thông số môi trường trầm tích biển được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích QCVN 43:2017/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư 78/2017/TT-BTNMT.

Chấp nhận các phương pháp phân tích hướng dẫn trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các tiêu chuẩn viện dẫn.

+ Công tác phân tích mẫu môi trường không khí xung quanh

Phương pháp phân tích xác định các thông số môi trường không khí xung quanh được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2.1. Phương pháp quan trắc không khí xung quanh (Bảng 7. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm) của Thông tư 10/2021/TT-BTNMT.

(Điều 21 Thông tư 31/2024/TT-BTNMT)

Thông tư 31/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 27/01/2025.

Dư Thị Quỳnh Như

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]