Tải app trên IOS

Đã có Quyết định 1975 về Kế hoạch kiểm toán năm 2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
18/12/2024 15:17 PM

Ngày 11/12/2024, Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định 1975/QĐ-KTNN về Kế hoạch kiểm toán năm 2025.

Đã có Quyết định 1975 về Kế hoạch kiểm toán năm 2025

Đã có Quyết định 1975 về Kế hoạch kiểm toán năm 2025

Đã có Quyết định 1975 về Kế hoạch kiểm toán năm 2025

Cụ thể, tại Kế hoạch kiểm toán năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1975/QĐ-KTNN, Kiểm toán Nhà nước đã liệt kê các nhiệm vụ kiểm toán trong năm 2025 như sau:

(1) Kiểm toán ngân sách nhà nước

- Kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước và Báo cáo nợ công năm 2024

- Các Bộ, cơ quan trung ương

+ Kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2024

+ Kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2024

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương năm 2024 (gồm 35 tỉnh thành)

+ Kiểm toán ngân sách địa phương năm 2024 (gồm 4 tỉnh thành)

+ Kiểm toán ngân sách địa phương và Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương năm 2024 (gồm 22 tỉnh thành)

- Trình bày ý kiến của Kiểm toán nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2026

(2) Kiểm toán hoạt động: 06 nhiệm vụ

(3) Kiểm toán chuyên đề: 23 nhiệm vụ

(4) Kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư: 20 nhiệm vụ

(5) Kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(6) Kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2024: 10 nhiệm vụ

(7) Kiểm toán các doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50%: 02 nhiệm vụ

(8) Lĩnh vực quốc phòng

- Kiểm toán việc quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2024

- Kiểm toán chuyên đề

- Kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2024

(9) Lĩnh vực an ninh, khối cơ quan Đảng

- Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2024

- Kiểm toán việc quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2024

- Kiểm toán chuyên đề

- Kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư

Xem chi tiết các nội dung nêu trên tại Kế hoạch kiểm toán năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1975/QĐ-KTNN có hiệu lực từ ngày 11/12/2024.

Quyền hạn của Kiểm toán nhà nước

Cụ thể tại Điều 11 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (sửa đổi 2019) quy định về quyền hạn của Kiểm toán nhà nước như sau:

- Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán; việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.

- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà nước phát hiện.

- Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

- Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán.

- Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước.

- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết.

- Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.

- Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 49

Bài viết về

lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]