Yêu cầu: Tăng cường kỷ luật trong chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
07/10/2024 11:45 AM

Yêu cầu: Tăng cường kỷ luật trong chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước là nội dung được quy định trong Chỉ thị 36/CT-TTg năm 2024.

Yêu cầu: Tăng cường kỷ luật trong chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước

Yêu cầu: Tăng cường kỷ luật trong chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước (Hình từ Internet)

Ngày 30/10/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 36/CT-TTg thực hiện Nghị quyết 132/2024/QH15 về bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Yêu cầu: Tăng cường kỷ luật trong chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước

Theo đó, để chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị liên quan cần quan tâm thực hiện thêm các nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Chỉ thị 36/CT-TTg năm 2024 như sau:

(1) Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương

- Về lập, quản lý, sử dụng, quyết toán ngân sách nhà nước:

+ Chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong lập, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Tiếp tục chú trọng công tác dự báo, lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước sát thực tế. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước bảo đảm phù hợp với yêu cầu và khả năng thực hiện để huy động, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển.

+ Không để phát sinh mới nợ đọng xây dựng cơ bản. Rà soát, xác định chính xác số nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách nhà nước, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 01/01/2025 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.

+ Rà soát, bố trí vốn để xử lý dứt điểm số vốn ứng trước chưa thu hồi theo đúng Nghị quyết 93/2023/QH15. Quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo đúng quy định và Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2024 về việc chấn chỉnh, tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Trong năm 2024, tiếp tục có các giải pháp quyết liệt để xử lý dứt điểm, thu hồi số tạm ứng quá thời hạn quy định.

+ Quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước. Rà soát, hủy bỏ, thu hồi triệt để các khoản chi sử dụng không đúng quy định hoặc hết thời gian giải ngân. Báo cáo chi tiết số chi chuyển nguồn ngân sách năm 2023 sang năm 2024 theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Ngân sách nhà nước 2015.

+ Báo cáo nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng của từng Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tại thời điểm ngày 31/12/2023.

+ Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong lập dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

+ Làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm người đứng đầu, các tập thể, cá nhân không chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong lập, chấp hành dự toán ngân sách; lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 chậm so với thời hạn quy định. Trên cơ sở đó, kiểm điểm các tập thể, cá nhân có vi phạm.

- Về việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước

+ Rà soát các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với quyết toán niên độ ngân sách nhà nước năm 2022 trở về trước để thực hiện đầy đủ. Trường hợp bất khả kháng không thể thực hiện được các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước thì phải có báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

+ Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với quyết toán ngân sách nhà nước niên độ 2022 và các năm trước gửi về Bộ Tài chính cùng với Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 theo quy định tại khoản a điểm 7 Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2023.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội và Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bắc Giang, Lai Châu, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kon Tum, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Vĩnh Long làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chậm báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

- Kiểm tra, rà soát các khoản chi thường xuyên cho hoạt động mua sắm trang thiết bị của Dự án tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và công nghệ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện các vi phạm. Báo cáo kết quả thực hiện cùng với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.

(2) Bộ Tài chính:

- Về lập, quản lý, sử dụng, quyết toán ngân sách nhà nước:

+ Theo dõi, đánh giá sát tiến độ thu, chi ngân sách nhà nước (bao gồm cả số thu, chi chuyển nguồn) để tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Quản lý chặt chẽ số vay và trả nợ gốc và lãi các khoản vay, kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước, nợ công để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô.

+ Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước 2015 và các luật có liên quan để rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm theo yêu cầu tại các Nghị quyết của Quốc hội.

+ Về việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước

Chủ trì đôn đốc các bộ, cơ quan trung ương, địa phương để báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; tổng hợp chung báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trình Chính phủ, Quốc hội cùng với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 theo quy định.

(3) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Tổng hợp, báo cáo Quốc hội việc xử lý số nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Đầu tư công 2019 của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tại thời điểm ngày 31/12/2022, số nợ phát sinh và dồn tích tại thời điểm ngày 31/12/2023 và ngày 31/12/2024.

- Tổng hợp báo cáo của Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương về số vốn ứng trước chưa thu hồi; trên cơ sở đó, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý dứt điểm theo đúng Nghị quyết 93/2023/QH15.

- Đôn đốc báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về vốn đầu tư công của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

(4) Bộ Nội vụ đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp chung danh sách, mức độ vi phạm, hình thức xử lý, kết quả xử lý vi phạm đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài sản công báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ gửi Bộ Tài chính trước ngày 20/3 hằng năm để tổng hợp chung cùng với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ, Quốc hội theo quy định.

(5) Tổ chức thực hiện

- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị 36/CT-TTg năm 2024.

- Bộ Tài chính chủ trì tổng hợp, triển khai thực hiện Chỉ thị 36/CT-TTg năm 2024; Căn cứ báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tổng hợp, báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện khi trình quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Trường hợp các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không thực hiện báo cáo theo quy định nêu trên, Bộ Tài chính tạm đình chỉ chi ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm Chỉ thị 36/CT-TTg ban hành ngày 03/10/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 383

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn