Tiêu chuẩn chức danh kế toán viên chính (hạng II) trong đơn vị sự nghiệp công lập từ 21/10/2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
16/09/2024 14:15 PM

Bài viết sau có nội dung về tiêu chuẩn chức chức danh kế toán viên chính (hạng II) trong đơn vị sự nghiệp công lập từ 21/10/2024 được quy định trong Thông tư 66/2024/TT-BTC.

Tiêu chuẩn chức danh kế toán viên chính (hạng II)  trong đơn vị sự nghiệp công lập từ 21/10/2024

Tiêu chuẩn chức danh kế toán viên chính (hạng II) trong đơn vị sự nghiệp công lập từ 21/10/2024

Ngày 06/9/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 66/2024/TT-BTC quy định chức danh, mã số, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ kế toán viên lên kế toán viên chính trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Tiêu chuẩn chức danh kế toán viên chính (hạng II) trong đơn vị sự nghiệp công lập từ 21/10/2024

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 66/2024/TT-BTC thì tiêu chuẩn chức danh kế toán viên chính (hạng II) trong đơn vị sự nghiệp công lập từ 21/10/2024 như sau:

- Đối với tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm vững quản lý hành chính, cải cách hành chính và phương hướng chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực kế toán; công tác kế toán của đơn vị và các quy định của pháp luật về kế toán;

+ Hiểu rõ và tuân thủ Luật Kế toán 2015, các chuẩn mực kế toán, các quy định của pháp luật khác về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê và thông tin kinh tế có liên quan; có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công;

+ Tham gia xây dựng hoàn thiện thể chế; tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện trong lĩnh vực tài chính, kế toán; các chế độ kế toán áp dụng trong ngành, lĩnh vực kế toán nhà nước;

+ Nắm vững hệ thống kế toán ngành, lĩnh vực khác; quy trình tổ chức công tác kế toán; có khả năng quản lý và tổ chức điều hành tốt công tác kế toán ở đơn vị sự nghiệp công lập; nắm được những vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, am hiểu thực tiễn sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, tình hình kinh tế - xã hội, hoạt động quản lý đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán;

+ Tổ chức triển khai các quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp quản lý và điều hành đối với nhiệm vụ kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Đối với tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.

- Đối với tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kế toán hoặc có chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập 2011 hoặc chứng chỉ kế toán viên theo quy định của Luật Kế toán 2015 hoặc chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận.

Xem thêm Thông tư 66/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 21/10/2024.

Bãi bỏ quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 29/2022/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 484

Bài viết về

lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn