Hướng dẫn xử lý các vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra trong Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
11/12/2024 19:30 PM

Bài viết sau có nội dung về việc xử lý các vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra trong Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước quy định trong Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024

Hướng dẫn xử lý các vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra trong Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước

Hướng dẫn xử lý các vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra trong Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước (Hình từ Internet)

Ngày 05/12/2024, Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định 1962/QĐ-KTNN về Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước.

Hướng dẫn xử lý các vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra trong Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước

Theo quy định tại Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024 thì việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra trong Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước như sau:

- Người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra hoặc cố ý không phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm mà không xử lý, không kiến nghị việc xử lý hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp sau khi kết thúc thanh tra mà cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện vụ việc có vi phạm pháp luật xảy ra tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được thanh tra về cùng một nội dung mà Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có lỗi thì phải chịu trách nhiệm; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp Đoàn thanh tra đã phát hiện và báo cáo về vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng người ra quyết định thanh tra không xử lý thì Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, người ra quyết định thanh tra phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 

Trường hợp thành viên Đoàn thanh tra đã phát hiện và báo cáo về vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng Trưởng Đoàn thanh tra không xử lý thì thành viên đó không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, Trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra

Việc xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra được quy định cụ thể tại Điều 45 Luật Thanh tra 2022 như sau:

- Việc xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra phải căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của cơ quan thanh tra cấp trên, yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực và địa phương.

- Kế hoạch thanh tra bao gồm kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ, kế hoạch thanh tra của Bộ và kế hoạch thanh tra của tỉnh.

Kế hoạch thanh tra của Bộ bao gồm các kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục; bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra giữa Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục.

Kế hoạch thanh tra của tỉnh bao gồm các kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở và Thanh tra huyện; bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra giữa Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở và Thanh tra huyện.

- Chậm nhất vào ngày 25/10 hằng năm, căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Bộ, kế hoạch thanh tra của tỉnh.

Chậm nhất vào ngày 30/10 hằng năm, căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ hướng dẫn Thanh tra Tổng cục, Cục; Thanh tra tỉnh hướng dẫn Thanh tra sở, Thanh tra huyện xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan mình.

- Chậm nhất vào ngày 15/11 hằng năm, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm ban hành kế hoạch thanh tra của cơ quan mình.

- Chậm nhất vào ngày 10/11 hằng năm, Thanh tra Tổng cục, Cục gửi dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan mình đến Thanh tra Bộ để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ; Thanh tra sở, Thanh tra huyện gửi dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan mình đến Thanh tra tỉnh để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh.

- Chậm nhất vào ngày 30/11 hằng năm, Chánh Thanh tra Bộ trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch thanh tra của Bộ; Chánh Thanh tra tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch thanh tra của tỉnh.

Chậm nhất vào ngày 10/12 hằng năm, Bộ trưởng có trách nhiệm ban hành kế hoạch thanh tra của Bộ.

Chậm nhất vào ngày 20/12 hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành kế hoạch thanh tra của tỉnh.

- Kế hoạch thanh tra quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều 45 Luật Thanh tra 2022 được gửi ngay đến đối tượng thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước và cơ quan, tổ chức có liên quan.

Xem thêm Quyết định 1962/QĐ-KTNN có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2024 và thay thế Quyết định 158/QĐ-KTNN năm 2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 203

Bài viết về

lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]