Quy trình xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
13/09/2024 13:00 PM

Bài viết sau có nội dung về quy trình xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được quy định trong Quyết định 2389/QĐ-BCT năm 2024.

Quy trình xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương

Quy trình xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương (Hình từ Internet)

Ngày 06/9/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định 2389/QĐ-BCT về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương.

Quy trình xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương

Theo quy định tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2389/QĐ-BCT năm 2024 thì khi cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí hoặc cơ quan báo chí có văn bản (hoặc email, tin nhắn) hoặc qua các hình thức tiếp nhận thông tin khác của Bộ: chẳng hạn như các thông tin được gửi tới Bộ Công Thương qua hệ thống phản ánh kiến nghị trên Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia, Chương trình dân hỏi - Bộ trưởng trả lời của Cổng thông tin điện tử Chính phủ và các kênh thông tin chính thống khác... đề nghị Bộ Công Thương phát ngôn và cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ (gọi chung là đề nghị cung cấp thông tin) thì quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin được thực hiện như sau:

- Đối với các đề nghị cung cấp thông tin gửi trực tiếp cho Văn phòng Bộ

+ Các đề nghị cung cấp thông tin gửi trực tiếp cho Văn phòng Bộ sẽ được Văn phòng Bộ tổng hợp, báo cáo và tham mưu cho Bộ trưởng (hoặc Lãnh đạo Bộ được ủy quyền trong thời gian Bộ trưởng vắng mặt ở cơ quan hoặc Người phát ngôn) phân công đơn vị chuẩn bị nội dung cung cấp thông tin. Gửi theo thứ tự ưu tiên:

++ Qua công văn trên hệ thống điều hành tác nghiệp iMOIT;

++ Qua thư điện tử (email);

++ Qua tin nhắn điện thoại (sms),

++ Qua tin nhắn trên các mạng xã hội (zalo, viber...)

+ Các đơn vị chuyên môn được giao nhiệm vụ có trách nhiệm chuẩn bị nội dung cung cấp thông tin, gửi xin ý kiến phê duyệt của Lãnh đạo Bộ phụ trách trong không quá 03 ngày làm việc (trừ trường hợp đột xuất, bất thường).

++ Trường hợp nội dung cung cấp thông tin không phức tạp, nhạy cảm và được sự phê duyệt của Lãnh đạo Bộ phụ trách, đơn vị chuẩn bị nội dung có trách nhiệm trực tiếp phát ngôn và cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí. Sau đó gửi nội dung thông tin đã cung cấp (hoặc phát ngôn) bằng văn bản về Văn phòng Bộ để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng và Người phát ngôn;

++ Trường hợp nội dung cung cấp thông tin phức tạp, nhạy cảm, đơn vị chuẩn bị nội dung phải báo cáo xin ý kiến phê duyệt của Bộ trưởng (hoặc Lãnh đạo Bộ được ủy quyền trong thời gian Bộ trưởng vắng mặt ở cơ quan hoặc Người phát ngôn). Sau khi có ý kiến phê duyệt của Bộ trưởng (hoặc Lãnh đạo Bộ được Bộ trưởng ủy quyền), Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với đơn vị chuẩn bị nội dung cung cấp thông tin cho báo chí.

- Đối với các đề nghị cung cấp thông tin gửi trực tiếp cho các đơn vị

Các đơn vị chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động thực hiện theo điểm b, khoản 1, Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2389/QĐ-BCT năm 2024.

Xem thêm Quyết định 2389/QĐ-BCT có hiệu lực từ ngày 06/9/2024 và thay thế Quyết định 1575/QĐ-BCT năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 508

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn