Khẩn trương hoàn thành công tác thống kê thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra tại Hà Nội

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
12/09/2024 09:30 AM

Bài viết sau có nội dung về việc khẩn trương hoàn thành công tác thống kê thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra tại Hà Nội trong Công điện 12/CĐ-UBND năm 2024.

Khẩn trương hoàn thành công tác thống kê thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra tại Hà Nội

Khẩn trương hoàn thành công tác thống kê thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra tại Hà Nội (Hình từ Internet)

Ngày 08/9/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội điện Công điện 12/CĐ-UBND tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.

Khẩn trương hoàn thành công tác thống kê thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra tại Hà Nội

Theo đó, để khắc phục nhanh hậu quả do bão số 3, chủ động ứng phó với các đợt mưa lũ có thể xảy ra trong thời gian tới nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, tăng cường triển khai một số nội dung được quy định trong Công điện 12/CĐ-UBND năm 2024 như sau:

(1) Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và Thành phố trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thời gian gần đây; tập trung cao độ công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 đồng thời nâng cao cảnh giác, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo thẩm quyền, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình thực tế trên địa bàn.

(2) Khẩn trương hoàn thành công tác thống kê thiệt hại, triển khai khắc phục kịp thời các thiệt hại do thiên tai gây ra; dọn dẹp, vệ sinh môi trường, phục hồi sản xuất và đảm bảo đời sống Nhân dân nhanh và hiệu quả nhất, không để xảy ra các tình huống bị động, bất ngờ. Các địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương triển khai một số giải pháp sau:

- Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện chăm sóc, điều trị tốt nhất đối với các trường hợp người bị thương do ảnh hưởng của bão đang nằm điều trị tại các bệnh viện; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai phương án tiêu độc, khử trùng, phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo an toàn, sức khỏe của Nhân dân.

- Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ cho các gia đình có người mất và bị thương xảy ra trước, trong và sau bão.

- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc đảm bảo điều kiện an toàn tuyệt đối cho học sinh quay lại trường học, phù hợp chương trình học tập theo khung năm học 2024-2025 đảm bảo đúng quy định.

- Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND cấp huyện tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng, UBND cấp xã phối hợp cùng các đơn vị quản lý duy trì cây xanh tập trung toàn bộ nhân lực, trang thiết bị khẩn trương triển khai ngay giải tỏa cây đổ, cành gãy, xử lý thu dọn cây đổ, cành gãy, dựng lại cây, trồng thay thế và dọn vệ sinh; bảo đảm nguồn cung cấp nước sạch sinh hoạt phục vụ người dân.

- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, hướng dẫn UBND cấp huyện và chỉ đạo các đơn vị tập trung lực lượng, phương tiện tham gia thu dọn, an toàn vệ sinh môi trường sau cơn bão số 3.

- Giám đốc Sở Công Thương đảm bảo dự trữ hàng hóa phục vụ cứu trợ và đảm bảo đời sống Nhân dân; giữ ổn định cung cầu, giá cả hàng hóa các mặt hàng thiết yếu; phối hợp với Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội và các địa phương chỉ đạo kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân.

- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, hướng dẫn UBND cấp huyện và chỉ đạo các đơn vị tập trung lực lượng, phương tiện khắc phục, phục hồi sản xuất, bơm tiêu úng, buộc dựng, cứu lúa vụ mùa; rà soát, đánh giá, thống kê, hỗ trợ thiệt hại theo quy định; xây dựng phương án tăng cường sản xuất vụ Đông để bù đắp cho những diện tích, rau màu vụ mùa bị thiệt hại.

(3) Tổ chức tổng kết, đánh giá công tác ứng phó thiên tai trong thời gian qua; rà soát, cập nhật các phương án ứng phó với tình huống thiên tai, sự cố có thể xảy ra trong thời gian tới; sẵn sàng triển khai phương án ứng phó, khắc phục theo phương châm “4 tại chỗ”; đặc biệt lưu tâm, rút kinh nghiệm đối với những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản liên quan đến gió, bão, ngập lụt, sạt lở đất thời gian qua; chú trọng đến các địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của ngập, lụt, lũ rừng ngang như: Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Ứng Hòa, Mỹ Đức…

(4) Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp và báo cáo kịp thời mọi diễn biến thiên tai, sự cố, các thiệt hại và công tác ứng phó , khắc phục về Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố) theo quy định.

Xem thêm Công điện 12/CĐ-UBND ban hành ngày 08/9/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 159

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn