Nội dung chi và mức chi hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa thiên tai của UBND TPHCM từ ngày 15/8/2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Tô Quốc Trình
15/08/2024 14:45 PM

Bài viết trình bày về nội dung chi và mức chi hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa thiên tai của UBND TPHCM từ ngày 15/8/2024

Nội dung chi và mức chi hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa thiên tai của UBND TPHCM từ ngày 15/8/2024

Nội dung chi và mức chi hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa thiên tai của UBND TPHCM từ ngày 15/8/2024 (Hình ảnh từ Internet)

Ngày 01/8/2024, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định 49/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết nội dung chi và mức chi quỹ phòng, chống thiên tai Thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung chi và mức chi hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa thiên tai của UBND TPHCM từ ngày 15/8/2024

Tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm Quyết định 49/2024/QĐ-UBND thì nội dung chi và mức chi hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa thiên tai của UBND TPHCM như sau:

- Thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống thiên tai; tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương và cộng đồng: mức chi theo Kế hoạch hoạt động, thu, chi Quỹ Phòng, chống thiên tai hàng năm của Ủy ban nhân dân các cấp hoặc theo thực tế phát sinh và trong khả năng cân đối của Quỹ; dự toán cho từng nội dung theo đúng tiêu chuẩn, định mức chuyên ngành của các bộ, ngành chức năng.

- Lập, rà soát kế hoạch phòng, chống thiên tai và phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai:

+ Cấp Thành phố: mức chi tối đa là 500.000.000 đồng/kế hoạch, phương án;

+ Cấp sở - ban - ngành, quận - huyện: mức chi tối đa là 250.000.000 đồng/kế hoạch, phương án;

+ Cấp xã: mức chi tối đa là 100.000.000 đồng/kế hoạch, phương án.

- Hỗ trợ sắp xếp, di chuyển dân cư ra khỏi vùng thiên tai, nguy hiểm:

+ Đối với hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.

+ Đối với hộ phải di dời theo đề án, phương án, dự án sắp xếp, di chuyển dân cư ra khỏi vùng thiên tai thì thực hiện theo các nội dung chi, mức chi của đề án, phương án, dự án đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Diễn tập phòng, chống thiên tai ở các cấp:

+ Cấp Thành phố: mức chi tối đa là 3.000.000.000 đồng/đợt diễn tập;

+ Cấp sở - ban - ngành, quận - huyện: mức chi tối đa là 1.500.000.000 đồng/đợt diễn tập;

+ Cấp xã: mức chi tối đa là 500.000.000 đồng/đợt diễn tập.

- Mua bảo hiểm rủi ro thiên tai cho đối tượng tham gia lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã: mức chi tối đa là 100.000 đồng/người/năm.

- Duy trì hoạt động cho các đối tượng tham gia hộ đê, lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã, tình nguyện viên phòng, chống thiên tai: thực hiện theo kế hoạch, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, với mức chi cho tiền lương, tiền công, phụ cấp theo định mức chuyên ngành của các bộ, ngành chức năng:

+ Đối với duy trì hoạt động cho lực lượng quản lý đê nhân dân áp dụng theo nội dung chi và mức chi quy định tại Quyết định 07/2012/QĐ-UBND về thành lập và ban hành Quy chế (mẫu) tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân tại phường - xã - thị trấn (nơi có đê) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định 36/2022/QĐ-UBND về việc điều chỉnh mức thù lao cho Lực lượng Quản lý đê nhân dân tại phường - xã - thị trấn (nơi có đê) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đối với duy trì hoạt động cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã áp dụng theo nội dung chi và mức chi quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai 2013Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều 2020.

+ Đối với lực lượng tình nguyện viên phòng, chống thiên tai: mức chi theo điểm b và c khoản 3 Điều 5 Thông tư 92/2009/TT-BTC hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa.

- Hỗ trợ xây dựng công cụ, phần mềm, quan trắc, thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai tại cộng đồng: mức chi theo Kế hoạch hoạt động, thu, chi Quỹ Phòng, chống thiên tai hàng năm của Ủy ban nhân dân các cấp hoặc theo thực tế phát sinh và trong khả năng cân đối của Quỹ; dự toán cho từng nội dung theo đúng tiêu chuẩn, định mức chuyên ngành của các bộ, ngành chức năng.

- Mua sắm, đầu tư phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai: thực hiện theo Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng chống thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định 20/2021/QĐ-TTg về ban hành danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai.

Xem thêm Quyết định 49/2024/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn