Quy định đóng dấu tài liệu trong hồ sơ dự án, dự thảo văn bản QPPL gửi kèm văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
07/08/2024 20:30 PM

Nghị định 59/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về việc đóng dấu tài liệu trong hồ sơ dự án, dự thảo văn bản QPPL gửi kèm văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định.

Đóng dấu tài liệu trong hồ sơ dự án, dự thảo văn bản QPPL gửi kèm văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định

Theo Điều 42 Nghị định 34/2016/NĐ- CP (được sửa đổi tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 59/2024/NĐ-CP) quy định tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thẩm định dự án, dự thảo văn bản QPPL như sau:

- Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật gửi thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều 58, khoản 2 Điều 92, khoản 2 Điều 98, khoản 4 Điều 109 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tài liệu trong hồ sơ dự án, dự thảo gửi kèm văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định gồm: Tờ trình; dự thảo văn bản được đóng dấu giáp lai; các tài liệu khác được đóng dấu treo của bộ, cơ quan ngang bộ.

Trường hợp hồ sơ dự án, dự thảo gửi thẩm định không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản này thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ.

(Như vậy, Nghị định 59/2024/NĐ-CP bổ sung quy định cụ thể về việc đóng dấu tài liệu trong hồ sơ dự án, dự thảo VBQPPL gửi kèm văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định)

- Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm bổ sung hồ sơ trong thời hạn chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị. Thời điểm thẩm định được tính từ ngày Bộ Tư pháp nhận đủ hồ sơ.

Bên cạnh đó, Nghị định 59/2024/NĐ-CP còn có một số điểm mới cần lưu ý như sau:

- Bổ sung quy định đối với văn bản ban hành kèm theo văn bản QPPL khác thì văn bản được ban hành kèm theo phải được đóng dấu treo của cơ quan ban hành văn bản QPPL (khoản 23 Điều 1 Nghị định 59/2024/NĐ-CP);

- Bổ sung quy định về trách nhiệm truyền thông chính sách trong lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL và soạn thảo văn bản QPPL (điểm b khoản 29 Điều 1 Nghị định 59/2024/NĐ-CP);

- Bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo trong công việc thuyết minh rõ các nội dung cơ bản của dự thảo văn bản ngay trong Tờ trình hoặc tại phụ lục kèm theo Tờ trình khi trình cấp có thẩm quyền (Mẫu số 03 Phụ lục III),...

Quy định đóng dấu tài liệu trong hồ sơ dự án, dự thảo văn bản QPPL gửi kèm văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định

Quy định đóng dấu tài liệu trong hồ sơ dự án, dự thảo văn bản QPPL gửi kèm văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định (Hình từ internet)

Quy định thành lập Hội đồng thẩm định dự án, dự thảo văn bản QPPL

Theo Điều 43 Nghị định 34/2016/NĐ- CP quy định về thành lập Hội đồng thẩm định dự án, dự thảo văn bản QPPL như sau:

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 58, khoản 1 Điều 92, khoản 1 Điều 98 và khoản 4 Điều 109 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch, Thư ký và các thành viên là đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ các cơ quan, tổ chức khác có liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học.

Tổng số thành viên của Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định. Trường hợp thẩm định dự án, dự thảo do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì đại diện Bộ Tư pháp không quá 1/3 tổng số thành viên.

Thành viên Hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và phát biểu ý kiến thẩm định theo các nội dung yêu cầu tại khoản 3 Điều 58, khoản 3 Điều 92, khoản 3 Điều 98, khoản 4 Điều 109 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Hội đồng thẩm định hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Hội đồng thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

- Trong trường hợp không thành lập Hội đồng thẩm định, Bộ Tư pháp có thể tổ chức cuộc họp tư vấn thẩm định có sự tham gia của đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,414

Bài viết về

Văn thư - Lưu trữ

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]