Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
18/06/2024 09:46 AM

Mới đây, Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 (Hình từ internet)

Ngày 08/6/2024, Quốc hội thông qua Nghị quyết 129/2024/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Theo đó, tại Nghị quyết 129/2024/QH15 quy định Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 như sau:

(1) Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025):

* Trình Quốc hội thông qua 12 luật, 01 nghị quyết:

- Luật Chuyển đổi giới tính;

- Luật Công nghiệp công nghệ số;

- Luật Điện lực (sửa đổi);

- Luật Hóa chất (sửa đổi);

- Luật Nhà giáo;

- Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi);

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi);

- Luật Việc làm (sửa đổi);

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2026, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

* Trình Quốc hội cho ý kiến 10 dự án luật:

- Luật Cấp, thoát nước;

- Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù;

- Luật Dẫn độ;

- Luật Đường sắt (sửa đổi);

- Luật Quản lý phát triển đô thị;

- Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc;

- Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi);

- Luật Tương trợ tư pháp về dân sự;

- Luật Tương trợ tư pháp về hình sự;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

(2) Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025):

* Trình Quốc hội thông qua 10 luật:

- Luật Cấp, thoát nước;

- Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù;

- Luật Dẫn độ;

- Luật Đường sắt (sửa đổi);

- Luật Quản lý phát triển đô thị;

- Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc;

- Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi);

- Luật Tương trợ tư pháp về dân sự;

- Luật Tương trợ tư pháp về hình sự,

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

* Giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ và các cơ quan có liên quan xem xét, quyết định bổ sung theo thẩm quyền các dự án trình Quốc hội cho ý kiến.

Xem chi tiết nội dung tại Nghị quyết 129/2024/QH15 được thông qua ngày 08/6/2024.

Quy định về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Căn cứ Điều 31 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như sau:

- Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng hằng năm trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại kỳ họp thứ nhất của năm trước.

Quy định về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức

Theo Điều 32 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức như sau:

- Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội thì có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

- Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải dựa trên các căn cứ sau đây:

+ Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;

+ Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh;

+ Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh;

+ Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 8,391

Bài viết về

Xây dựng luật, pháp lệnh

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]