07 hành vi bị cấm khi giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã từ ngày 01/7/2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
20/04/2024 13:00 PM

Cho tôi hỏi hành vi nào là hành vi bị cấm khi giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã từ ngày 01/7/2024? – Yến Ngân (Hậu Giang)

07 hành vi bị cấm khi giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã từ ngày 01/7/2024

07 hành vi bị cấm khi giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã từ ngày 01/7/2024 (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Khi nào giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã từ ngày 01/7/2024?

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện thủ tục giải thể theo một trong hai trường hợp sau đây:

- Giải thể tự nguyện theo nghị quyết Đại hội thành viên;

- Giải thể bắt buộc theo quyết định của Toà án hoặc khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, trừ trường hợp luật khác có quy định khác.

Lưu ý: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người giữ chức danh có liên quan trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về giải thể tại Luật Hợp tác xã 2023.

(Điều 97 Luật Hợp tác xã 2023)

07 hành vi bị cấm khi giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã từ ngày 01/7/2024

Theo đó, kể từ khi có nghị quyết giải thể, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định giải thể của Tòa án, người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên khác của Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:

(1) Cất giấu, tẩu tán tài sản;

(2) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

(3) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

(4) Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

(5) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

(6) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

(7) Huy động vốn dưới mọi hình thức.

Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm nêu trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

(Điều 100 Luật Hợp tác xã 2023)

Quyền của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2023

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có các quyền như sau:

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

- Quyết định việc tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.

- Được kinh doanh, sản xuất trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

- Yêu cầu thành viên đăng ký nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cho thành viên.

- Cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài sau khi hoàn thành nghĩa vụ và bảo đảm lợi ích của thành viên theo quy định của Điều lệ hoặc pháp luật có liên quan.

- Cung cấp dịch vụ, tổ chức hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa vì mục tiêu chăm lo đời sống của thành viên, cộng đồng và phát triển bền vững.

- Tham gia thực hiện chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư.

- Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.

- Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động.

- Huy động vốn theo quy định của pháp luật.

- Cho vay nội bộ theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023.

- Theo dõi riêng các khoản doanh thu, chi phí của giao dịch nội bộ và giao dịch bên ngoài.

- Liên danh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Tham gia tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật; giải quyết tranh chấp nội bộ và xử lý thành viên vi phạm theo quy định của Điều lệ.

- Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.

(Điều 9 Luật Hợp tác xã 2023)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 939

Bài viết về

lĩnh vực Doanh nghiệp

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]