Tải App trên Android

Hướng dẫn đánh giá việc thực hiện chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
29/11/2024 08:45 AM

Sau đây là bài viết về việc đánh giá việc thực hiện chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 được hướng dẫn trong Công văn 5673/BLÐTBXH-VPQGGN năm 2024.

Hướng dẫn đánh giá việc thực hiện chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025

Hướng dẫn đánh giá việc thực hiện chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 (Hình từ Internet)

Ngày 12/11/20254, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Công văn 5673/BLÐTBXH-VPQGGN đánh giá thực hiện chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025.

Hướng dẫn đánh giá việc thực hiện chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025

Theo đó, để thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao về việc nghiên cứu, đề xuất Chính phủ ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2026-2030, để có cơ sở thực hiện, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trân trọng đề nghị quý cơ quan như sau:

- Đối với các bộ, cơ quan trung ương: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan rà soát, đánh giá về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, đề xuất, kiến nghị chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2026-2030.

- Đối với các địa phương: Rà soát, đánh giá về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, đề xuất, kiến nghị chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2026-2030 theo đề cương (tại Phụ lục kèm theo Công văn 5673/BLÐTBXH-VPQGGN năm 2024).

- Văn bản của quý cơ quan đề nghị gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 5/12/2024 để tổng hợp.

Trân trọng cảm ơn và đề nghị quý cơ quan quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Đề cương đánh giá thực hiện chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025

Theo nội dung được quy định tại Phụ lục kèm theo Công văn 5673/BLÐTBXH-VPQGGN năm 2024 thì đề cương đánh giá thực hiện chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 bao gồm các nội dung sau:

Phần A. Kết quả thực hiện

(1) Về quy định chuẩn nghèo đa chiều

- Về các tiêu chí xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo

- Về tiêu chí xác định hộ có mức sống trung bình

(2) Về quy trình rà soát, xác định

 - Về quy trình rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo

- Về thu thập thông tin, tính điểm để ước lượng thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèo

-Về thu thập thông tin xác định mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo

- Về thu thập thông tin xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình

(3) Về thực hiện tại địa phương

- Công tác tuyên truyền, triển khai chuẩn nghèo đa chiều.

- Kết quả ban hành chuẩn nghèo của địa phương

- Kết quả thực hiện các giải pháp để nâng cao thu nhập và khả năng tiếp cận, sử dụng có hiệu quả các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân trên địa bàn.

- Tổng nguồn lực huy động để thực hiện chuẩn nghèo.

*Lưu ý:  Nội dung đánh giá cần nêu rõ: mặt được, mặt hạn chế, nguyên nhân.

Việc tính điểm các thông tin để ước lượng thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèo đặt trong mối tương quan logic và khoa học giữa các chỉ tiêu, phù hợp với đặc điểm vùng, miền, không chấm điểm theo giá trị từng tài sản.

Phần B. Đề xuất chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2026-2030

(1) Căn cứ. cơ sở đề xuất

- Căn cứ

- Cơ sở đề xuất

(2) Nội dung đề xuất

(3). Các vấn đề cần giải quyết trong chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2026-2030

Tỷ lệ nghèo đa chiều 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 trên phạm vi toàn quốc

Tỷ lệ nghèo đa chiều 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 trên phạm vi toàn quốc được quy định cụ thể tại khoản Điều 1 Quyết định 134/QĐ-LĐTBXH năm 2024 như sau:

- Chung toàn quốc: Tỷ lệ nghèo đa chiều là 5,71%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 1.586.336 hộ.

- Theo các vùng

+ Trung du và miền núi phía Bắc: Tỷ lệ nghèo đa chiều là 18,20%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 587.952 hộ.

+ Đồng bằng sông Hồng: Tỷ lệ nghèo đa chiều là 1,87%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 129.779 hộ.

+ Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung: Tỷ lệ nghèo đa chiều là 8,03%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 460.456 hộ.

+ Tây Nguyên: Tỷ lệ nghèo đa chiều là 12,46%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 195.795 hộ.

+ Đông Nam Bộ: Tỷ lệ nghèo đa chiều là 0,23%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 10.791 hộ.

+ Đồng bằng sông Cửu Long: Tỷ lệ nghèo đa chiều là 4,15%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 201.563 hộ.

Xem thêm Công văn 5673/BLÐTBXH-VPQGGN ban hành ngày 12/11/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,532

Bài viết về

lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]