Các trường hợp tiếp công dân đột xuất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
11/07/2023 13:56 PM

Các trường hợp tiếp công dân đột xuất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân là nội dung tại Quyết định 222/QĐ-VKSTC ngày 22/6/2023.

Các trường hợp tiếp công dân đột xuất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân

Các trường hợp tiếp công dân đột xuất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (Hình từ internet)

Ngày 22/6/2023, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định 222/QĐ-VKSTC ban hành Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

1. Các trường hợp tiếp công dân đột xuất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân

Cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC quy định Viện trưởng Viện kiểm sát tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp:

- Vụ việc có tính chất gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau;

- Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội;

- Khi Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC.

2. Nhiệm vụ của Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và các đơn vị liên quan trong việc tiếp công dân của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân

Nhiệm vụ của Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và các đơn vị liên quan trong việc tiếp công dân của Viện trưởng Viện kiểm sát được quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC như sau:

- Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Phối hợp với Văn phòng hoặc bộ phận tham mưu tổng hợp xây dựng kế hoạch tiếp công dân của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp minh;

+ Định kỳ lập danh sách công dân được tiếp để trình Viện trưởng chỉ đạo và gửi các đơn vị liên quan để chuẩn bị nội dung

+ Thực hiện hoặc đề nghị các đơn vị liên quan thực hiện các yêu cầu của Viện trưởng liên quan đến việc tiếp công dân;

- Ban hành văn bản thông báo kết quả kiểm tra gửi công dân đối với những vụ việc đã được giải quyết bằng văn bản có hiệu lực pháp luật nhưng thuộc trường hợp cần được kiểm tra lại;

+ Tham gia việc tiếp công dân của Viện trưởng; ghi biên bản tiếp công dân

+ Thông báo kết luận hoặc ý kiến chỉ đạo khác của Viện trưởng trong việc tiếp công dân 

- Các đơn vị liên quan có nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc Viện trưởng tiếp công dân theo danh sách do Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiểu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp gửi;

+ Cử lãnh đạo đơn vị và Kiểm sát viên tham gia việc tiếp công dân của Viện trưởng;

+ Thực hiện các yêu cầu của Viện trưởng hoặc đề nghị của Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp liên quan đến việc tiếp công dân.

- Văn phòng Viện kiểm sát các cấp có nhiệm vụ:

+ Đảm bảo an ninh, trật tự; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện vật chất phục vụ việc tiếp công dân của Viện trưởng;

+ Quản lý về công tác thông tin, báo chí liên quan đến việc tiếp công dân của Viện trưởng (nếu có).

3. Các vụ việc sau khi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tiếp công dân được xử lý thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC quy định các vụ việc sau khi Viện trưởng tiếp công dân được xử lý như sau:

- Nếu vụ việc do các đơn vị đang thụ lý xem xét, khi có văn bản giải quyết gửi công dân thì phải gửi Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp 01 bản để theo dõi, quản lý chung.

- Nếu vụ việc đã được giải quyết bằng văn bản có hiệu lực pháp luật nhưng thuộc trường hợp cần được kiểm tra lại, sau khi kết thúc kiểm tra, các đơn vị báo cáo Viện trưởng kết quả kiểm tra bằng văn bản và gửi Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để thông báo cho công dân.

- Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kết luận hoặc ý kiến chỉ đạo khác của Viện trưởng đối với các vụ việc.

Xem thêm Quyết định 222/QĐ-VKSTC có hiệu lực từ ngày 22/6/2023 thay thế Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02/02/2016.

Hồ Quốc Tuấn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,694

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn