Trách nhiệm quản lý của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
16/06/2023 13:03 PM

Viện Kiểm sát nhân tối cao vừa ban hành Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC, trong đó có nội dung trách nhiệm quản lý của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Trách nhiệm quản lý của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trách nhiệm quản lý của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Hình từ internet)

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Theo Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân như sau:

Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Căn cứ Điều 62, Điều 63 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:

- Theo Điều 62 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về chức danh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:

+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.

+ Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Theo Điều 63 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm:

+ Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

+ Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân.

+ Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

+ Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch.

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.

+ Kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

+ Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.

+ Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tổng kết kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân.

+ Tham dự các phiên họp của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.

+ Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

+ Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội.

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm quản lý của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Theo Mục 1 Chương II Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý công chức, viên chức và người lao động của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm:

Theo Điều 4 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về quản lý biên chế như sau:

- Ban hành văn bản hướng dẫn về quản lý biên chế công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.

- Lập kế hoạch biên chế công chức, viên chức và người lao động hàng năm của ngành Kiểm sát nhân dân.

- Đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu các ngạch công chức, viên chức của ngành Kiểm sát nhân dân; phê duyệt Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu các ngạch công chức, viên chức hằng năm của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.

- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định biên chế ngành Kiểm sát nhân dân theo từng giai đoạn.

- Quyết định phân bổ và điều chỉnh biên chế, số lượng Kiểm sát viên cho các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; phân bổ số lượng người lao động cho Viện kiểm sát nhân dân các cấp theo số lượng và yêu cầu công việc cụ thể.

- Thanh tra, kiểm tra việc quản lý biên chế công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.

- Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về biên chế, số lượng, cơ cấu công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.

 Theo Điều 5 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về thẩm quyền tành lập các hội đồng như sau:

- Quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp; Hội đồng thi tuyển Điều tra viên các ngạch; Hội đồng thi tuyển Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp.

- Quyết định thành lập các hội đồng khác theo quy định.

Căn cứ Điều 6 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về thẩm quyền tuyển dụng, tiếp nhận bao gồm:

- Quyết định việc tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức và người lao động vào làm việc tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; trực tiếp ký quyết định tiếp nhận công chức, viên chức từ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở lên trong ngành Kiểm sát nhân dân.

- Phê duyệt kế hoạch tuyển dụng; công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển của các Hội đồng tuyển dụng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.

 Theo Điều 7 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về thẩm quyền đào tạo, bồi dưỡng và cử người đi công tác nước ngoài như sau:

- Phê duyệt, ban hành chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.

- Phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân - Phê duyệt việc cử công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân đi học tập, công tác ở nước ngoài.

- Quyết định cử Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công chức, viên chức công tác tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Kiểm sát viên cao cấp và tương đương ở Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới đi công tác, học tập ở trong nước và nước ngoài.

- Quyết định việc hoàn trả chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

 Theo Điều 8 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về đánh giá, xếp loại, quy hoạch, điều động, luân chuyển, biệt phái như sau:

Đánh giá, xếp loại, quy hoạch công chức, viên chức theo quy định; quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái đối với: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Kiểm sát viên cao cấp, Điều tra viên cao cấp, Kiểm tra viên cao cấp, Chuyên viên cao cấp và tương đương.

Căn cứ Điều 9 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về thẩm quyền bổ nhiệm, giao quyền hoặc phụ trách, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức bao gồm:

-. Quyết định bổ nhiệm, giao quyền hoặc phụ trách, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp Phòng và cấp Vụ của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới, trừ lãnh đạo cấp phòng ở đơn vị sự nghiệp và việc giao quyền hoặc phụ trách cho Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân, trừ chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm tra viên công tác ở Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; bổ nhiệm, miễn nhiệm Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán thuộc thẩm quyền quản lý (trừ các đối tượng đã phân cấp cho Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quy định tại Khoản 6 Điều 27 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC).

- Quyết định bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức đối với các ngạch từ Chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

Theo Điều 10 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về thẩm quyền kỷ luật như sau:

- Tạm đình chỉ công tác đối với công chức công tác tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật nếu thấy để công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.

- Thành lập Hội đồng kỷ luật và quyết định kỷ luật đối với công chức, viên chức công tác tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

- Quyết định một trong các hình thức kỷ luật sau:

+ Cách chức chức danh Kiểm sát viên và Điều tra viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp; Kiểm tra viên cao cấp, Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân; cán bộ điều tra và Kiểm tra viên công tác tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc đối với công chức, viên chức công tác tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trừ lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở xuống thuộc các đơn vị sự nghiệp;

+ Giáng chức, cách chức, buộc thôi việc đối với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; Chuyên viên cao cấp và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Buộc thôi việc đối với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

- Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật:

+ Lần thứ nhất đối với những trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 10 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC ;

+ Lần thứ hai đối với các quyết định xử lý kỷ luật của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

Căn cứ Điều 11 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về thực hiện chế độ, chính sách như sau:

- Phê duyệt danh sách đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.

- Quyết định xếp ngạch lương khi bổ nhiệm lần đầu sau khi có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền và quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với các ngạch: Kiểm sát viên cao cấp, Điều tra viên cao cấp, Kiểm tra viên cao cấp, Chuyên viên cao cấp và tương đương.

- Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, điều chỉnh bậc lương, hưởng phụ cấp, nghỉ hưu, cho thôi việc, chuyên ngành đối với công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Quyết định cho thôi việc, chuyển ngành đối với Chuyên viên cao cấp và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xếp ngạch lương khi bổ nhiệm lần đầu, nâng bậc lương trước thời hạn đối với Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Theo Điều 12 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ như sau:

- Thực hiện nghị quyết của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chỉ đạo việc thẩm tra về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện tại đối với công chức, viên chức công tác tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

- Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ đối với công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đi công tác, học tập hoặc có việc khác tại nước ngoài.

Căn cứ Điều 13 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về công tác kiểm tra, giám sát và ban hành quyết định trong trường hợp khác nhu sau:

- Quyết định chương trình, kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát về công tác tổ chức cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân.

- Hủy bỏ quyết định không có căn cứ, trái pháp luật về công tác tổ chức cán bộ của Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

- Quyết định về công tác tổ chức cán bộ đã phân cấp cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới khi xét thấy cần thiết.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác tổ chức cán bộ theo quy định của pháp luật và của Ngành.

Theo Điều 14 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về xây dựng, quản lý hồ sơ, dữ liệu về công chức, viên chức, người lao động như sau:

Xây dựng, quản lý hồ sơ, dữ liệu công chức, viên chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

Nguyễn Phạm Nhựt Tân

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,396

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn