Đề xuất xếp lương giáo viên dự bị đại học: Hệ số lương cao nhất 6,78

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Mai Thanh Lợi
07/06/2023 11:45 AM

Đề xuất cách xếp lương giáo viên dự bị đại học là nội dung đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trường dự bị đại học (sau đây gọi tắt là Dự thảo Thông tư) cập nhật mới nhất ngày 06/6/2023.

Đề xuất cách xếp lương giáo viên dự bị đại học

- Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học theo đề xuất tại Dự thảo Thông tư được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:

+ Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng III (mã số V.07.07.19) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

+ Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng II (mã số V.07.07.18) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

+ Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I (mã số V.07.07.17) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

- Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 02/2007/TT-BNV và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Đề xuất xếp lương giáo viên dự bị đại học: Hệ số lương cao nhất 6,78

Đề xuất xếp lương giáo viên dự bị đại học: Hệ số lương cao nhất 6,78 (Hình từ internet)

Các đề xuất đáng chú ý khác tại Dự thảo Thông tư

- Trường hợp giáo viên dự bị đại học đã có bằng trung cấp sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cấp theo quy định trước ngày 22/5/2021 thì được xác định là có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Trường hợp giáo viên dự bị đại học đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng III, hạng II, hạng I theo quy định của pháp luật trước ngày 30/6/2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học theo đề xuất tại Dự thảo Thông tư.

- Thời gian giáo viên dự bị đại học giữ hạng III, hạng II, hạng I theo quy định tại Thông tư 06/2017/TT-BNV, Thông tư 30/2017/TT-BGDĐTThông tư 07/2018/TT-BNV tương đương với thời gian giữ hạng III, hạng II, hạng I tại Dự thảo Thông tư.

Thời gian giáo viên dự bị đại học giữ ngạch giảng viên chính (mã số 15.110) tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I.

Thời gian giáo viên dự bị đại học giữ ngạch giáo viên trung học cao cấp (mã số 15.112) tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng II.

Thời gian giáo viên dự bị đại học giữ ngạch giảng viên (mã số 15.111) hoặc giáo viên trung học (mã số 15.113) tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng III.

- Trường hợp giáo viên dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng II (mã số V.07.07.18) nếu đã có bằng thạc sĩ trở lên, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên dự bị đại học hạng II và có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng III (mã số V.07.07.19) hoặc tương đương đủ từ 06 (sáu) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng thì được xác định là đủ yêu cầu về thời gian giữ hạng theo đề xuất tại Điểm i Khoản 3 Điều 5 Dự thảo Thông tư.

- Nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học được quy định đối với từng hạng chức danh nghề nghiệp là những công việc giáo viên dự bị đại học thực hiện sau khi được bổ nhiệm vào hạng và trong suốt thời gian giữ hạng nếu được hiệu trưởng phân công.

Hiệu trưởng có thể phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ của hạng cao hơn nếu giáo viên có khả năng thực hiện.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,185

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn