Cải cách lương: Chưa trình Trung ương mức cụ thể

27/04/2012 08:06 AM

Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ Nội vụ Đoàn Cường cho hay sẽ tiếp tục nghiên cứu đề án cải cách lương để đồng bộ với các đề án khác. Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ Nội vụ Đoàn Cường. Ảnh: Minh Thăng Ở cuộc họp báo thường kỳ tháng trước của Bộ Nội vụ, Vụ phó Vụ Tiền lương Theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020,

Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ Nội vụ Đoàn Cường. Ảnh: Minh Thăng

Trao đổi với VietNamNet ngày 26/4, ông Đoàn Cường cho biết cải cách lương cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2013 – 2020 là một đề án lớn, phức tạp nên từ nay đến 2013 sẽ nghiên cứu để triển khai các nội dung mà hội nghị Trung ương các khoá trước đã kết luận. Sau đó sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện đề án để đồng bộ với các đề án về tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy và sẽ trình Trung ương vào thời điểm thích hợp.

Ở cuộc họp báo thường kỳ tháng trước của Bộ Nội vụ, Vụ phó Vụ Tiền lương Nguyễn Thị Bích Thu cho hay sẽ cố gắng đến năm 2018 điều chỉnh lương tối thiểu của công chức đảm bảo nhu cầu tối thiểu - khoảng 3 triệu đồng/tháng  và phụ cấp công vụ khoảng 30%.

Trước đó, tại hội thảo định hướng cải cách chính sách tiền lương tổ chức ngày 20/12 ở TP.HCM, có 3 phương án lương tối thiểu được đưa ra: bằng mức tối thiểu khu vực doanh nghiệp thành thị (2 triệu đồng); bằng mức bình quân của các mức lương tối thiểu vùng của khu vực doanh nghiệp (1,68 triệu đồng); và căn cứ nhu cầu của bản thân người lao động, bằng mức chi tiêu đầu người bình quân của cả nước cộng thêm nhu cầu nuôi dưỡng cha mẹ, con cái (3,15 triệu đồng).

Tuy nhiên, theo ông Đoàn Cường, tại hội nghị Trung ương 5 đầu tháng 5 tới, 3 phương án này không còn nằm trong đề án mà Bộ Nội vụ trình.

Theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020, Chính phủ xác định, đến năm 2020, lương của cán bộ, công chức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội.

Không tăng biên chế

Tại cuộc họp báo chiều 26/4, Vụ phó Vụ Tổ chức - Biên chế, Bộ Nội vụ Thái Quang Toản cho biết con số tăng biên chế công chức cả nước năm ngoái - 1.449 người, trong đó tăng ở trung ương 39 người - vẫn giữ nguyên cho đến thời điểm này.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn khẳng định số tăng này đều ở các đơn vị, cơ quan được tăng thêm nhiệm vụ mới, hoặc phát sinh các tổ chức mới do yêu cầu của quản lý nhà nước, ví dụ các phòng kiểm soát TTHC ở các địa phương, "không có đơn vị nào tự nhiên được tăng biên chế".

Ông Tuấn nhấn mạnh nếu các cơ quan, đơn vị chưa xác định được vị trí việc làm, việc tăng biên chế sẽ bị hạn chế và siết chặt.

"Đã xác định vị trí việc làm thì chưa chắc tăng biên chế mà có khi còn giảm, vì khi làm rõ chức năng nhiệm vụ được giao, khối lượng công việc, phạm vi quản lý và đối tượng phục vụ, số vị trí việc làm có thể không bằng số công chức hiện có", ông Tuấn nói.

Thứ trưởng Nội vụ cho biết thêm, sau 5 năm thực hiện Nghị định 132 của Chính phủ về tinh giản biên chế, cả nước đã giảm được hơn 54.000 công chức. Bộ Nội vụ kiến nghị Chính phủ tiếp tục triển khai nghị định này.

Chung Hoàng

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 4,505

Bài viết về

Cải cách tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]