Quy định mới cơ cấu, tổ chức, biên chế của Ban Nội chính Trung ương

22/01/2020 08:01 AM

Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quyết định 216-QĐ/TW ngày 02/01/2020 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Theo đó, Cơ cấu tổ chức của Ban Nội chính Trung ương bao gồm:

- Vụ Theo dõi xử lý các ván, vụ việc;

- Vụ Pháp luật;

- Vụ Cơ quan nội chính;

- Vụ Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng;

- Vụ Cải cách tư pháp;

- Vụ Nghiên cứu tổng hợp;

- Vụ Địa phương I (tại Hà Nội);

- Vụ Địa phương II (tại Đà Nang);

- Vụ Địa phương III (tại Thành phố Hồ Chí Minh);

- Vụ Tổ chức - Cán bộ;

- Văn phòng;

- Tạp chí Nội chính.

So với trước đây, bổ sung thêm Vụ Cải cách tư pháp; Vụ Địa phương thành Vụ Địa phương I (tại Hà Nội); Vụ Địa phương II (tại Đà Nẵng); Vụ Địa phương III (tại TP.HCM) và thay đổi tên Vụ Theo dõi xử lý các vụ án thành Vụ Theo dõi xử lý các vụ án, vụ việc.

Về biên chế, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương thống nhất xác định biên chế của Ban Nội chính Trung ương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đề án vị trí việc làm của Ban Nội chính Trung ương; đồng thời thực hiện nghiêm nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Ngoài số biên chế theo quy định, Ban Nội chính Trung ương được thực hiện chế độ chuyên gia, biệt phái, cộng tác viên; khi cần thiết, được mời một số cán bộ của các cơ quan liên quan phục vụ công tác của Ban và thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương giao.

Quyết định 216-QĐ/TW có hiệu lực thi hành từ ngày 02/01/2020 và thay thế Quyết định 159-QĐ/TW ngày 28/12/2012.

Châu Thanh

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,143

Bài viết về

lĩnh vực Đảng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn