Hình thức bài dự thi Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2025 (Hình từ internet)
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch 57-KH/HVCTQG ngày 05/02/2025 tổ chức họp báo triển khai phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025.
Theo đó, tác phẩm tham gia dự thi là tác phẩm chính luận bằng tiếng Việt (hoặc tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch tiếng Việt) thuộc một trong các thể loại: Tạp chí (in hoặc điện tử), Báo (in hoặc điện tử), Phát thanh, Truyền hình, Video clip.
Tác phẩm dự thi sẽ được tổ chức chấm kin, vì vậy tác giả nhóm tác giả cung cấp thông tin cá nhân ở một trang riêng đính kèm phía sau tác phẩm (đối với các thể loại viết) hoặc kịch bản (đối với thể loại Phát thanh, Truyền hình, Video clip). Không đóng bìa cứng, gây xoắn; không in trên giấy ảnh, giấy màu; không gắn thông tin cá nhân của tác giả/nhóm tác giả vào bất cứ nội dung nào của tác phẩm.
Thông tin cá nhân gồm: Họ và tên, năm sinh, bút danh (nếu có), chức danh khoa học, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, địa chỉ email, số Căn cước/Căn cước công dân, số tài khoản cá nhân, ngân hàng. Những tác phẩm không đáp ứng các quy định về nội dung và hình thức nêu trên bị coi là phạm quy (bị loại ngay từ khi sàng lọc ban đầu). Ban Tổ chức Cuộc thi không hoàn trả các tác phẩm phạm quy.
Quy định về hình thức tác phẩm như sau:
* Tạp chí
Tác phẩm được trình bày dưới dạng một bài viết chính luận trên tạp chí in hoặc tạp chí điện tử với các yêu cầu cụ thể như sau:
- Tên bài viết: viết hoa (chữ đậm).
- Ghi rõ thể loại bài viết: Tạp chí.
- Tóm tắt bài viết: không quá 150 từ, khoảng 10 dòng (in nghiêng).
- Từ khóa: 3 đến 5 từ khóa có liên quan trực tiếp đến nội dung của bài viết.
- Dung lượng bài viết: Tối thiểu 4.000 từ - tối đa 6.000 từ (không tính chú thích và tài liệu tham khảo, thông tin tác giả). Bản in và file mềm bài viết định dạng A4, cỡ chữ 14, font Times New Roman, giãn cách 1,5; lễ trên 2,5 cm; lề dưới 2,5 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 cm.
- Chú thích tài liệu trích dẫn: để ở cuối trang. Đối với sách bảo tiếng Việt ghi rõ tác giả (năm), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, tập số, trang trích dẫn. Đối với sách báo nước ngoài xuất bản bằng tiếng Việt thì sử dụng bản dịch ở lần xuất bản mới nhất. Đối với sách báo nước ngoài (không phải tiếng Việt), tên sách và tên người nước ngoài đều viết bằng tiếng của nước đã xuất bản ấn phẩm, không phiên âm, chuyển ngữ hoặc dịch, trừ những tên đã được Việt hóa (như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,...). Nếu sử dụng nguồn tài liệu chưa được công bố trên sách báo hoặc chỉ được phép dùng hạn chế thì phải ghi rõ tên cơ quan quản lý tài liệu, ký hiệu tài liệu.
- Tài liệu tham khảo: xếp tên tác giả (nếu không xác định được tác giả thì xếp theo tên cơ quan hoặc tên tài liệu) theo A,B,C với gồm: Tên tác giả (năm), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, tập số,
* Báo
Tác phẩm được trình bày dưới dạng một bài báo chính luận trên báo in hoặc báo điện tử với các yêu cầu cụ thể như sau:
** Đối với báo in
- Tên bài viết: viết hoa (chữ đậm). - Ghi rõ thể loại bài viết: Báo in
- Tóm tắt bài viết: không quá 150 từ, khoảng 10 dòng (in nghiêng).
- Một bài viết không quả 4.000 từ (không tính chú thích tài liệu, thông tin tác giả). Bản in và file mềm bài viết định dạng A4, cỡ chữ 14, font Times New Roman, giãn cách 1,5; lề trên 2,5 cm; lề dưới 2,5 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 em.
- Chú thích tài liệu trích dẫn (nếu có): Trình bày như đối với bài Tạp chí.
** Đối với báo điện tử
- Tên bài viết: viết hoa (chữ đậm).
- Ghi rõ thể loại bài viết: Báo điện tử.
- Sapo: không quá 60 từ, khoảng 4 dòng (in nghiêng).
- Một bài viết không quá 2.000 từ (không tính chú thích tài liệu, thông tin tác giả). Bản in và file mềm bài viết định dạng A4, cỡ chữ 14, font Times New Roman, giãn cách 1,5; lễ trên 2,5 cm; lề dưới 2,5 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 em.
- Chú thích tài liệu trích dẫn (nếu có): Trình bày như đối với bài Tạp chí. Với bài viết nhiều kỳ: không quả 03 kỳ, mỗi kỳ không quá 2.000 từ, mỗi kỳ có thể kết cấu như một bài viết độc lập nhưng tổng thể các kỳ có nội dung liên quan đến chủ đề chung của bài viết.
* Phát thanh
Tác phẩm là một bài hoặc loạt bài chuyên luận, chuyên đề về cùng một chủ đề (không quá 03 kỳ). Mỗi bài (hoặc mỗi kỳ trong loạt bài) có độ dài tối đa không quá 30 phút, thể hiện được đặc trưng của báo phát thanh là âm thanh rõ ràng, tiếng nói nhân vật, tiếng động, âm nhạc bảo đảm chất lượng, hấp dẫn.
* Truyền hình
Mỗi tác phẩm là một bài hoặc loạt bài chuyên luận, chuyên đề về cùng một chủ đề (mỗi loạt bài không quá 03 kỳ). Mỗi bài (hoặc mỗi kỳ trong loạt bài) có độ dài tối đa không quá 30 phút, thể hiện được đặc trưng của báo truyền hình là hình ảnh động, đạt yêu cầu về chất lượng.
* Video clip
Mỗi tác phẩm là một video clip có độ dài tối đa không quá 05 phút, thể hiện được đặc trưng của thể loại video clip là hình ảnh động, đạt yêu cầu về chất lượng.
- Người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, người nước ngoài có tác phẩm chính luận phù hợp với tiêu chí của Cuộc thi đều có quyền dự thi (trừ các đồng chí là thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Tổ thư ký giúp việc và Hội đồng Giám khảo Cuộc thi).
- Tác giả/nhóm tác giả tham gia dự thi không vi phạm Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ, Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam và các quy định khác của pháp luật.
- Khuyến khích sự tham gia của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, học viên, sinh viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đội ngũ nghiên cứu viên, giảng viên lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở nghiên cứu; học viên, sinh viên các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương; thành viên, chuyên gia, cộng tác viên của Ban Chỉ đạo 35 các cấp; sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang; cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên các cơ quan báo chí, truyền thông của Trung ương và địa phương; đoàn viên, thanh niên các tổ chức đoàn ở Trung ương và địa phương, đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức.
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
- Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
- Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
- Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
- Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
(Điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011)