Đáp án kỳ 1 Cuộc thi tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa Quảng Nam; lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (Hình từ internet)
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam ban hành Kế hoạch 176-KH/BTGTU ngày 20/8/2024 về việc tổ chức Cuộc thi tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa Quảng Nam; lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam trên internet.
Kỳ thi thứ 1 Cuộc thi bắt đầu từ ngày 10/02/2025 đến ngày 17/02/2025. Dưới đây là đáp án tham khảo kỳ 1 Cuộc thi tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa Quảng Nam; lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam:
1. Đầu thế kỷ XX, ở Quảng Nam xuất hiện 02 phong trào yêu nước có màu sắc mới, đó là phong trào nào? Duy Tân và Đông kinh Nghĩa thục Đông Du và Duy Tân Đông Du và Đông kinh Nghĩa thục Duy Tân và Cần Vương 2. Các văn bia ở Mỹ Sơn được viết bằng loại chữ gì? Chữ Quốc ngữ Chữ Nôm Chữ Phạn Chữ Hán 3. Danh xưng Quảng Nam (hay còn gọi là: Quảng Nam thừa tuyên/ Đạo Thừa tuyên Quảng Nam) được thành lập năm nào? Năm 1803 Năm 1472 Năm 1471 Năm 1306 4. Hưởng ứng chiếu Cần Vương, Nghĩa hội Quảng Nam được thành lập khi nào? ban đầu do ai làm Hội chủ? Tháng 8/1885 do Cử nhân Phan Bá Phiến làm Hội chủ. Tháng 9/1885 do Tiến sĩ Trần Văn Dư làm Hội chủ. Tháng 9/1885 do Tiểu la Nguyễn Thành làm Hội chủ. Tháng 9/1858, do Phó bảng Nguyễn Duy Hiệu làm Hội chủ. 5. Tháng 5/1904, Duy Tân Hội được thành lập tại Nam Thạnh Sơn Trang (phủ Thăng Bình, nay là thôn Quý Thạnh 2, Bình Quý, Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam). Mục đích của Duy Tân Hội là tập hợp những người trung nghĩa để: “Đánh giặc phục thù, mà thủ đoạn là bạo động” “Đánh giặc phục thù, mà thủ đoạn là bạo động”, nhằm “khôi phục nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập”. “Đánh giặc phục thù”, nhằm “khôi phục nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập” Nhằm “khôi phục nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập” 6. Phong trào Chống Thuế năm 1908 ở Quảng Nam, được khởi phát ở đâu? Phủ Tam Kỳ Huyện Núi Thành Huyện Đại Lộc Phủ Điện Bàn 7. Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về phong trào cách mạng ở An Nam, đồng chí Nguyễn Ái Quốc (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã viết: “Năm 1926, có một sự kiện thức tỉnh toàn quốc tiếp theo cái chết của nhà quốc gia chủ nghĩa lão thành ... Khắp trong nước đều tổ chức truy điệu… ở An Nam chưa hề được chứng kiến một việc to lớn như vậy bao giờ”. Đó là sự kiện nào? Cái chết của Trần Cao Vân Đám tang Đại biểu Viện Dân biểu Trung kỳ Phan Thanh Cái chết của Thái Phiên Đám tang Cụ Phan Châu Trinh 8. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công vào cửa biển Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của thực dân phương Tây vào thời gian nào? Ngày 01/9/1859 Ngày 01/8/1858 Ngày 01/9/1858 Ngày 01/8/1859 9. Tên gọi của Nhà làng truyền thống của đồng bào Cơtu ở Quảng Nam? Nhà dài Gươl Gưl Rông 10. Khi thành lập Đạo Thừa tuyên Quảng Nam gồm những phủ nào? Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Điện Bàn Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn Hoài Nhơn, Điện Bàn và Tư Nghĩa Thăng Hoa, Điện Bàn Hoài Nhơn 11. Nền văn hóa cổ đại nào phát triển rực rỡ ở khu vực miền Trung nói chung và Quảng Nam nói riêng. Bắc Sơn Hòa Bình Sa Huỳnh Phùng Nguyên 12. Phong trào Duy Tân với chủ trương “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” do những sĩ phu yêu nước và tiến bộ nào khởi xướng? Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp khởi xướng Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Tiểu la Nguyễn Thành khởi xướng. Phan Châu Trinh và Trần Quý Cáp khởi xướng. Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Trần Cao Vân khởi xướng 13. Dòng sông nào của Quảng Nam được chạm khắc trên Cửu đỉnh tại Kinh thành Huế? Sông Vĩnh Điện Sông A Vương Sông Vu Gia Sông Thu Bồn 14. Công trình kiến trúc nào được chọn làm biểu trưng của Đô thị cổ Hội An? Nhà cổ Tấn Ký Chùa Ông Phúc Kiến Hội Quán Chùa Cầu 15. Cuộc vận động khởi nghĩa Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Nam - Đà Nẵng năm 1916, do ai lãnh đạo? Thái Phiên và Trần Cao Vân. Thái Phiên và Lê Cơ. Trần Cao Vân và Phan Thành Tài Thái Phiên và Phan Thành Tài |
- Tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa và con người Xứ Quảng.
- Tìm hiểu những thành tựu quan trọng qua 95 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ tỉnh (1930 – 2025), 50 năm giải phóng quê hương (1975 - 2025).
Căn cứ Điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 thì Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Theo đó, nội dung cơ bản của nguyên tắc tắc tập trung dân chủ đó là:
- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
- Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
- Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
- Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
- Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.