20/12/2011 08:14 AM

Theo tiến sĩ luật Trần Đình Triển (Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân) khi sự cố xảy ra, chủ xe cần trình báo cảnh sát, khiếu nại tới nhà sản xuất và phía bảo hiểm. Nếu không chủ xe đã tự bỏ qua quyền lợi của mình.

Chiếc Attila cháy ngùn ngụt trên cầu Chương Dương chiều 13/12. Ảnh: Việt Dương.

Chiếc Attila cháy ngùn ngụt trên cầu Chương Dương chiều 13/12. Ảnh:Việt Dương.

- Trong trường hợp xảy ra cháy nổ xe máy, ôtô, chủ phương tiện phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

- Khi sự cố xảy ra, chủ xe cần trình báo với cảnh sát, khiếu nại tới nhà sản xuất và phía bảo hiểm. Tuy nhiên, tôi thấy qua các vụ cháy gần đây, nhiều chủ xe đã bỏ qua quyền lợi của mình, tự nhận thiệt thòi khi không trình báo cơ quan chức năng và những nơi liên quan.

- Nhưng thưa ông, các vụ cháy xe máy vừa qua các cơ quan chức năng không "mặn mà" vào cuộc?

- Cơ quan chức năng khi nhận được thông tin về vụ cháy phải vào cuộc xác minh nguyên nhân thuộc về nhà sản xuất hay người tiêu dùng... Việc này muốn làm rõ, phải có sự phối hợp giữa cảnh sát điều tra, cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cả đơn vị đăng kiểm.

Nếu các đơn vị đó không vào cuộc hoặc chậm trễ trong việc xác định nguyên nhân, chủ phương tiện có quyền khiếu nại về trnh trạng này tới các cấp cao hơn.

- Vậy sau khi được trình báo, theo luật các cơ quan này sẽ tham gia giải quyết vụ việc như thế nào?

- Ôtô và xe máy hiện được nhập nguyên chiếc hoặc do các công ty liên doanh lắp rắp. Với các công ty liên doanh, ít nhất 40% sản phẩm làm ra (chủ yếu là các phụ kiện) đã được nội địa hóa.

Do vậy khi xảy ra cháy, chúng ta cần phải xem xét từ hai khía cạnh. Thứ nhất, nhà sản xuất nhập khẩu có đúng với nguyên mẫu, các công ty liên doanh có làm đúng với công nghệ chuyển giao? Thứ hai, về người tiêu dùng, trong khi sử dụng sản phẩm có thể họ sửa chữa, thay các bộ phận. Nếu đồ thay thế không đảm bảo chất lượng cũng có thể là một nguyên nhân gây cháy nổ. Mặt khác, cũng cần xem xét tới vấn đề xăng dầu. Không loại trừ xăng dầu bị pha tạp chất, dẫn đến chất lượng không đảm bảo.

Trên cơ sở các yếu tố trên, cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ trách nhiệm thuộc về ai để xử lý: nhà sản xuất, các cơ sở sửa chữa, bán đồ thay thế.

Luật sư Trần Đình Triển. Ảnh: Hoàng Việt.

Luật sư Trần Đình Triển. Ảnh: Hoàng Việt.

- Ở một số nước, việc giải quyết các vụ cháy nổ xe như thế nào thưa ông?

- Các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức... chủ phương tiện đều mua bảo hiểm. Nếu có cháy nổ, ngoài báo với cảnh sát, họ phải lập tức thông báo cho công ty bảo hiểm. Các bên sau đó sẽ phối hợp với cảnh sát để làm rõ nguyên nhân cháy nhằm có hướng giải quyết với chủ phương tiện. Khi có kết luận chính thức, nếu lỗi do đâu thì bên đó sẽ phải có trách nhiệm với người tiêu dùng.

Hoàng Việt thực hiện

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,996

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]