Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 153/KH-UBND 2022 tiêm vắc xin phòng COVID 19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi Lào Cai

Số hiệu: 153/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Giàng Thị Dung
Ngày ban hành: 15/04/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 153/KH-UBND

Lào Cai, ngày 15 tháng 04 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC TRIỂN KHAI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ EM TỪ 5 ĐẾN 11 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Nghị quyết s14/NQ-CP ngày 05/02/2022 của Chính phủ về việc mua vc xin phòng COVID-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến 11 tui.

Căn cứ Quyết định 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dn khám sàng lọc trước tiêm chủng đi với trẻ em;

Căn cứ Quyết định s457/QĐ-BYT ngày 01/3/2022 của Bộ Y tế về việc sửa đổi Điều 1 Quyết định số 2908/QĐ-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng chng dịch bệnh COVID-19;

Căn cứ Công văn s1535/BYT-DP ngày 28/3/2022 của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi;

Căn cứ Quyết định s796/QĐ-BYT ngày 31/3/2022 của Bộ Y tế về việc sửa đi Điều 1 Quyết định s 3122/QĐ-BYT ngày 28/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cp bách trong công tác phòng chng dịch COVID-19;

Căn cứ Quyết định s5002/QĐ-BYT ngày 29/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dn sửa đổi, bổ sung hưng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đi với trẻ em;

Căn cứ Quyết định 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Căn cứ Thông báo kết luận s456/TB-BYT ngày 02/4/2022 của Bộ Y tế về việc kết luận của PGS.TS. Nguyn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế tại Hội nghị trực tuyến về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người mắc COVID-19.

Căn cứ Công văn số 1848/BYT-DP ngày 13/4/2022 về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người đã mắc COVID-19.

Để kịp thời tổ chức Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trên địa bàn tỉnh Lào Cai như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phòng chống dịch chủ động bằng việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng từ 5 đến 11 tuổi, hình thành nhóm cộng đồng an toàn để ổn định hoạt động giáo dục, thể chất cho học sinh và nhân dân yên tâm tham gia lao động làm việc, phát triển kinh tế, xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đạt 100% số đối tượng trẻ từ 5 đến 11 tuổi cư trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID 19 theo quy định.

- Tiếp nhận, cung ứng kịp thời và triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tỉnh;

- Đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

II. NGUYÊN TẮC, ĐỐI TƯỢNG, TRỜI GIAN, VẮC XIN, PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI

1. Nguyên tắc

- Chiến dịch triển khai tại tất cả các trường học, các xã, phường, thị trấn trên phạm vi toàn tỉnh.

- Sử dụng đồng thời tất cả các loại vắc xin được phép sử dụng cho trẻ em từ nguồn vắc xin được Bộ Y tế phân bổ cho địa phương.

- Huy động tối đa các lực lượng trong ngành Y tế, ngành Giáo dục và Đào tạo, công an, quân đội, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành hỗ trợ triển khai tiêm chủng.

- Đảm bảo tỷ lệ bao phủ và tỷ lệ sử dụng vắc xin cao cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm vắc xin phòng COVID-19.

- Đảm bảo tối đa an toàn tiêm chủng.

2. Đối tượng

- Trẻ từ 5 đến 11 tuổi: là trẻ đủ 5 tuổi đến đủ 11 tuổi 11 tháng 29 ngày tính từ ngày sinh đến ngày tiêm chủng.

- Trẻ từ 5 đến 11 tuổi cư trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai, bao gồm: Trong các trường học công lập và ngoài công lập, các cơ sở bảo trợ xã hội, các địa phương.

- Tổng số trẻ dự kiến: 116.242 trẻ, trong đó:

+ Số trẻ em đang đi học: 115.691 trẻ

+ Số trẻ em không đi học 551 tr

(Chi tiết theo phụ lục 1 đính kèm)

Lưu ý: Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi đã mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh ít nhất 3 tháng.

3. Thời gian triển khai

- Quý II năm 2022 (thời gian cụ thể phụ thuộc theo các đợt phân bổ vắc xin của Bộ Y tế).

- Nhận vắc xin và chuyển đến tuyến huyện: Ngay sau khi nhận vắc xin phân bổ tiêm cho trẻ em từ Bộ Y tế.

4. Loại vắc xin

Vắc xin được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi từ 5 đến 11 tuổi, theo hướng dn của nhà sản xuất và Bộ Y tế.

4.1. Vắc xin Comirnaty sử dụng cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi

- Vắc xin Comimaty (Tên khác: Pfizer BioNTech Covid-19 Vaccine) sử dụng cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Quyết định số 457/QĐ-BYT ngày 01/03/2022.

- Chỉ định: vắc xin Comimaty sử dụng cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi có hàm lượng là 10mcg bng 1/3 hàm lượng so với liều vắc xin sử dụng của người từ 12 tuổi trở lên.

- Chống chỉ định: quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin

- Vắc xin dạng hỗn dịch đậm đặc pha tiêm, đóng lọ 1,3 ml tương đương 10 liều vắc xin sau pha loãng với 1,3 ml dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. (NaCl 0,9%)

- Bảo quản ở nhiệt độ từ +2°C đến +8°C gồm: (thời gian bảo quản + Thời gian vận chuyển + Tiêm chủng) sử dụng tối đa 10 tuần.

- Liều lượng: Mỗi liều 0,2ml chứa 10mcg vắc xin mRNA Covid-19.

- Đường tiêm: tiêm bắp

- Lịch tiêm: tiêm 2 mũi, cách nhau 28 ngày.

* Lưu ý:

- Không lắc mạnh lọ vaccine mà chỉ lật nhẹ 10 lần;

- Nắp lọ vắc xin màu cam cho trẻ 5-11, tránh nhầm cho người lớn.

- Sử dụng một loại vắc xin phòng COVID-19 Comimaty để tiêm đủ 2 mũi cho cùng 1 đối tượng tr

- Vắc xin đã pha hồi chỉnh chỉ sử dụng trong vòng 6 giờ.

- KHÔNG sử dụng vắc xin của người lớn để tiêm cho trẻ 5-11 tuổi

4.2. Vắc xin Spikevax của Moderna sử dụng cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi

- Vắc xin Spikevax (Moderna COVID-19 vacccine) được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện sử dụng cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

- Chỉ định: vắc xin Moderna sử dụng cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi cùng loại vắc xin sử dụng cho người lớn, tuy nhiên liều sử dụng cho trẻ em bằng 1/2 liều cơ bản sử dụng cho người lớn.

- Chống chỉ định: quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.

- Bảo quản nhiệt độ nhiệt độ +2° C đến +8° C, sử dụng tối đa 30 ngày kể từ ngày rã đông.

- Liều lượng: 0,25ml chứa 50mcg vắc xin COVID-19 mRNA (được bọc trong các hạt nano lipid)

- Đường tiêm: tiêm bắp

- Lịch tiêm: 2 mũi, cách nhau 28 ngày.

Lưu ý: Sử dụng một loại vắc xin phòng COVID-19 Moderna để tiêm đủ 2 mũi cho cùng 1 đối tượng trẻ; Lọ vắc xin đã mở sử dụng trong trong vòng 6 giờ.

5. Phương thức triển khai

- Các địa phương triển khai cuốn chiếu theo trường, theo địa bàn căn cứ vào tình hình dịch và slượng vắc xin được cung ứng.

- Tổ chức theo hình thức tiêm chủng chiến dịch điểm tiêm tại các trường học (đối với trẻ đi học) và điểm tiêm tại trạm y tế, trường học hoặc theo tổ dân phố, thôn, bản (đối với trẻ không đi học). Triển khai theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến lứa tuổi thấp, tiêm trước cho nhóm tuổi lớn từ 11 tuổi (học lớp 6) hạ thấp dần độ tuổi.

+ Đối với học sinh đi học: Thành lập các tổ tiêm chủng lưu động tổ chức tiêm tại các trường học cho học sinh và phải đảm bảo các điều kiện trang thiết bị đáp ứng công tác an toàn tiêm chủng, công tác phòng chống dịch COVID-19. Triển khai lần lượt theo khối lớp, tổ.

+ Đối với trẻ em không đi học: Thành lập các điểm tiêm cố định theo cụm xã tại Trạm Y tế hoặc Phòng Khám Đa khoa khu vực.

+ Các huyện, thị xã, thành phố: Duy trì điểm tiêm tại Bệnh viện Đa khoa huyện/các điểm tiêm cố định để tiêm cho các trẻ em có bệnh nền, cần thận trọng phải tiêm ở cơ sở y tế.

- Nhân lực và địa điểm tiêm:

+ Đối với trẻ đi học: Học sinh trường nào tiêm tại trường đó. Ngành y tế phụ trách hoạt động tiêm chủng và an toàn tiêm chủng; ngành giáo dục phụ trách các điều kiện để tổ chức các điểm tiêm đảm bảo an toàn theo quy định.

+ Đối với trẻ không đi học: Trung tâm Y tế bố trí các điểm tiêm cố định tùy thuộc số lượng trẻ; lực lượng hỗ trợ là các tổ chức đoàn thể tại các xã.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Điều tra, lập danh sách và đăng ký đối tượng

1.1. Điều tra lập danh sách

Các địa phương tổ chức lập danh sách đối tượng tiêm là tất cả trẻ từ đủ 5 đến 11 tuổi đang có mặt tại địa phương.

- Trẻ đi học: Sở Giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với ngành y tế, ngành công an, chính quyền địa phương chỉ đạo các trường học thống kê, lập danh sách trẻ đi học tại các trường học, lập danh sách theo từng lớp học.

- Trẻ không đi học:

+ Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cấp huyện chỉ đạo Ban Chỉ đạo cấp xã thống kê, lập danh sách trtrong độ tuổi tiêm, bao gồm cả trẻ vãng lai, lang thang cơ nhỡ không có hộ khẩu thường trú nhưng có mặt tại địa phương trong thời gian tiêm chủng.

+ Sở Lao động, thương binh và xã hội chỉ đạo đơn vị liên quan lập danh sách trẻ em từ 5 đến 11 tuổi không theo học tại các trường học do Sở Giáo dục và đào tạo quản lý.

Lưu ý: Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cấp huyện chịu trách nhiệm trong công tác rà soát và lập danh sách đối tượng cần tiêm chủng trên địa bàn. Đơn vị nào thống kê thiếu đối tượng dẫn tới thiếu vắc xin triển khai tiêm chủng, Trưởng Ban chỉ đạo cấp huyện hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo tỉnh.

1.2. Đăng ký đi tượng

- Trên cơ sở danh sách đối tượng đã được điều tra, thông báo/gửi giấy mời cho từng đối tượng, phụ huynh học sinh từ 3 - 5 ngày trước ngày triển khai chiến dịch, bao gồm đầy đủ thông tin ngày, giờ, địa điểm tiêm vắc xin.

- Hướng dẫn cha/mẹ/phụ huynh/người giám hộ đọc kỹ thông tin dành cho các bậc cha mẹ và ký vào phiếu đng ý tiêm chủng (theo phụ lục 3 gửi kèm) và chủ động thông báo cho giáo viên, cán bộ y tế tình hạng sức khỏe của trẻ như: Đang ốm, sốt, tiền sử bệnh lý, tiền sử dị ứng, dị tật bẩm sinh... Lưu ý, sau khi tổng hợp phiếu có xác nhận đồng ý mới tiêm.

- Rà soát, lập danh sách đối tượng từ 5 đến 11 tuổi nhập sẵn trên Hệ thống nền tảng tiêm chủng COVID-19 cụ thể trong đó là Hệ thống tại đường link: https://tiemchungcovid19.moh.gov.vn hoàn thiện trước ngày 20/4/2022

2. Truyền thông

2.1. Nội dung truyền thông

-Truyền thông Kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em tại địa phương; hiệu quả của tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong phòng chống dịch COVID-19, các khuyến cáo về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, theo dõi và xử lý phản ứng sau tiêm chủng, cách nhận biết các phản ứng sau tiêm chủng...

2.2. Các hoạt động truyền thông

- Truyền thông kịp thời, chính xác trên các phương tiện thông tin đại chúng về kế hoạch tiêm chủng, vận động người dân đưa con em đi tiêm chủng khi đến lượt.

- Truyền thông trên mạng xã hội, nhóm zalo cho cha mẹ học sinh, người giám hộ về lợi ích tiêm chủng, trách nhiệm và quyền lợi đối với cộng đồng...

- Thời gian truyền thông: Thường xuyên, liên tục trước, trong và sau khi hoàn thành chiên dịch tiêm vắc xin cho trẻ trên địa bàn tỉnh.

3. Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, phân bổ vắc xin và vật tư tiêm chủng

- Thực hiện bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C trong toàn bộ quá trình tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển vắc xin ở tất cả các tuyến.

- Vắc xin còn tồn cuối đợt tiêm tại các đơn vị được trả lại cho đơn vị cung ứng để điều phối sử dụng trong thời hạn bảo quản.

- Các điểm tiêm tại tuyến huyện lập dtrù và đến lĩnh vắc xin tại kho của Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố.

- Nhu cầu vắc xin dụ kiến tiêm cho trẻ: (02 liều trẻ): 231.484 liều (với dụ kiến tỷ lệ tiêm chủng 100%)

- Phân bổ vắc xin: UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Y tế phân bổ và điều chỉnh vắc xin theo từng đợt cung ứng vắc xin của Bộ Y tế cho các đối tượng từ 5 đến 11 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh.

4. Lập kế hoạch tiêm chủng

Sau khi được phân bổ vắc xin, các điểm tiêm khn trương xây dựng kế hoạch chi tiết cho đối tượng. Bản kế hoạch phải xác định rõ thời gian, địa điểm, nhân lực, danh sách, số đối tượng được tiêm tại mỗi thời điểm; các điều kiện đảm bảo an toàn tiêm chủng; có sự phối hợp giữa các ban, ngành liên quan, đặc biệt Sở Giáo dục và Đào tạo khi triển khai tại các trường học; Phổ biến kế hoạch tiêm chủng tới các đơn vị thực hiện.

5. Đào tạo, tập huấn

Yêu cầu các đơn vị tổ chức cập nhật lại cho 100% các cán bộ tham gia chiến dịch tiêm chủng về việc tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển sử dụng vắc xin; hướng dn tổ chức điểm tiêm chng; cập nhật thông tin về vắc xin; tiêm chng vắc xin an toàn; khám sàng lọc trước tiêm chủng; theo dõi phản ứng sau tiêm, xử trí tai biến nặng sau tiêm chủng; an toàn tiêm chủng, thống kê báo cáo.

6. Đảm bảo an toàn tiêm chủng

- Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị tổ chức tiêm chủng:

+ Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn tại Quyết định số 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 và Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngay 29/10/2021 của Bọ Y tế.

+ Hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm chủng theo các hướng dẫn tại Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 của Bộ Y tế.

- Trong thời gian triển khai tiêm chủng phải duy trì thường trực cấp cứu, xử trí các trường hợp phản ứng, tai biến do tiêm chủng. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, huyện phải bố trí tối thiểu 5 giường hồi sức cấp cứu/điểm tiêm để sẵn sàng xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

- Các điểm tiêm chủng khác phải bố trí trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chvà phương án cụ th đ hỗ trợ cp cứu trong trường hợp cần thiết.

- Phải thực hiện 5K, giãn cách và các biện pháp phòng chống dịch tại các điểm tiêm chủng.

- Khi cần hỗ trợ cấp cứu cho các điểm tiêm trên địa bàn, liên hệ tổ tư vấn hỗ trợ chuyên môn và các cán bộ được giao phụ trách tại Quyết định số 407/QĐ-SYT ngày 19/7/2021 của Sở Y tế.

7. Tổ chức tiêm chủng

7.1. Lập kế hoạch buổi tiêm chủng

- Lập danh sách đối tượng đến tiêm chủng theo khung giờ đảm bảo không quá 20 người/điểm tiêm chủng trong cùng thời điểm, số đối tượng tiêm được tùy theo năng lực của từng/bàn tiêm/buổi tiêm chủng.

7.2. Sàng lọc đối tượng trước buổi tiêm chủng

- Sử dụng phiếu tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn tại Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29/10/2021 của Bộ Y tế.

+ Sau khi tư vấn, đối tượng đồng ý tiêm cần kí xác nhận đồng ý tiêm vắc xin phòng COVID-19, đồng thời có gầy đồng ý của cha, mẹ/người giám hộ ký xác nhận “Phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng vắc xin Covid-19” đã gửi trước đó.

* Chú ý: Đối tượng đi tiêm chủng không nằm trong diện nghi ngờ đang nhiễm SARS-COV-2 hay có tiền sử tiếp xúc gần với ca bệnh COVID-19, những người đang ốm, sốt hoặc có biểu hiện viêm long đường hô hấp thì chủ động tư vn không đi tiêm chủng đợt này.

7.3. Bố trí điểm tiêm chủng

* Tổ chức điểm tiêm chủng lưu động tại trường học/tại cộng đồng cho đi tượng đủ điều kiện tiêm chủng:

- Bố trí, sắp xếp khu vực điểm tiêm chủng đủ rộng, theo quy tắc một chiều.

- Số buổi tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm phụ thuộc vào số đối tượng; đối với điểm tiêm tại trường học cần tổ chức cuốn chiếu theo từng lớp, theo từng tổ để tránh gây mất trật tự, nhầm lẫn giữa trẻ đã tiêm và chưa được tiêm và hạn chế phản ứng lan truyền do sợ tiêm.

- Đảm bảo đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các điểm tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Trường học phải tự bố trí vị trí chờ tiêm chủng thông thoáng, đủ ghế ngồi chờ và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa các đối tượng và khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa các bàn/vị trí tiêm chủng.

- Bố trí thêm diện tích, phòng theo dõi sau tiêm chủng 30 phút để đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa các đối tượng.

- Cán bộ y tế và người đến tiêm chủng phải thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân như đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên, tiến hành kiểm tra thân nhiệt theo quy định tại điểm tiêm chủng.

- Quản lý thông tin tiêm chủng vắc xin COVID-19 bằng Hệ thống nền tảng tiêm chủng COVID-19 cụ thể trong đó là Hệ thống tại đường link: https://tiemchungcovid19.moh.gov.vn/

* Tchức tiêm tại bệnh viện tuyến huyện cho đi tượng cần thận trọng trong tiêm chủng:

Triển khai tiêm cho các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng tại bệnh viện, trung tâm y tế. Có thể triển khai song song hoặc sau khi kết thúc tiêm lưu động, tùy vào điều kiện của mỗi địa phương.

* Tổ chức tiêm vét:

Sau mỗi buổi tiêm, trạm y tế phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tại các trường học, y tế thôn bản tiến hành rà soát đi tượng chưa được tiêm. Lập danh sách các đối tượng bị sót thông báo trên loa truyền thanh hoặc thông báo trực tiếp đến từng đối tượng, tuyên truyền vận động đối tượng đến các điểm tiêm chủng để thực hiện tiêm chủng.

7.4. Sau tiêm chủng

- Dặn người chăm sóc trẻ, các đối tượng sau tiêm vắc xin cần theo dõi tối thiểu 30 phút tại chỗ tiêm và tiếp tục theo dõi đến 28 ngày sau tiêm, khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để xử trí kịp thời. Nhân viên y tế cung cấp số điện thoại để người dân cần liên hệ thông báo các phản ứng sau tiêm (nếu có) cho người dân.

- Rà soát các đối tượng chưa được tiêm/hoãn tiêm, tổng hợp danh sách và nêu lí do cụ thể từng trường hợp có tên trong danh sách nhưng chưa được tiêm. Hẹn ngày tiêm vét cụ thể cho từng đối tượng phù hợp theo chỉ đạo tuyến trên.

- Các điểm tiêm chủng vắc xin COVID-19 chịu trách nhiệm bố trí cán bộ cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19 cho các đối tượng đã tiêm và nhập liệu, quản lý thông tin đối tượng được tiêm tại cơ sở để cập nhật vào phần mềm theo quy định của Bộ Y tế.

8. Giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng

8.1 Giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng

- Giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo Công văn số 3886/BYT-DP ngày 11/5/2021 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19

- Khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, báo cáo và thông báo kết quả điều tra, xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng được thực hiện theo Điều 6 Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016.

8.2. Giám sát định kỳ

Theo dõi, giám sát phản ứng thông thường và tai biến nặng sau tiêm theo quy định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11 /2018 của Bộ Y tế.

8.3. Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin.

Hội đồng tư vấn chuyên môn tuyến tỉnh tổ chức và hoạt động theo Thông tư số 24/2018/TT-BYT ngày 18/09/2018 và Thông tư 05/2020/TT-BYT sửa đổi, cập nhật một số điều của Thông tư 24/2018/TT-BYT ngày 18/09/2018, đã được đào tạo, tập huấn hàng năm về các hoạt động chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin.

8.4. Xử trí phản vệ trong quá trình sử dụng vắc xin

Thực hiện quy trình chẩn đoán và xử trí phản vệ theo Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Quy trình phải được tập huấn lại cho các cán bộ tiêm chủng trước khi triển khai tiêm vắc xin COVID-19 tại các tuyến, các cơ sở khám chữa bệnh.

9. Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng

- Các đơn vị, địa phương sử dụng nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 để triển khai kế hoạch. Nền tảng bao gồm 4 thành phần: (1) Cổng công khai thông tin tiêm chủng tại địa chỉ: https://tiemchungcovid19.gov.vn: (2) Hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng; (3) Hệ thống phục vụ công tác chỉ đạo điều hành; (4) ng dụng sổ sức khỏe điện tử.

- Chi tiết thực hiện theo Kế hoạch số 298/KH-UBND ngày 14/7/2021 của UBND tỉnh.

10. Quản lý bơm kim tiêm, vỏ lọ vắc xin và rác thải y tế sau tiêm chủng

- Xử lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau buổi tiêm chủng theo quy định tại Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của BY tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế Y tế về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và Văn bản số 102/MT-BYT ngày 04/3/2021 của Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Các cơ sở tiêm chủng, có phương án thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo quy định của Bộ Y tế.

- Lọ vắc xin sau khi sử dụng phải được hủy bỏ và ghi chép, báo cáo, bàn giao bằng biên bản theo quy định của Bộ Y tế tại Công văn số 5679/BYT-MT ngày 16/7/2021 của Bộ Y tế về việc tiếp tục quản lý xử lý vỏ lọ vắc xin COVID-19.

11. Thực hành đảm bảo an toàn phòng chống dịch

Nhân viên tham gia tiêm chủng và người đến tiêm chủng, người nhà phải thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân như: đeo khẩu trang, găng tay, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên; Giữ khoảng cách, hạn chế nói chuyện, tiếp xúc với người khác tại điểm tiêm chủng.

12. Giám sát chiến dịch tiêm chủng; ghi chép và báo cáo

- Kiểm tra, giám sát trước, trong và sau tiêm; Chỉ đạo đôn đốc việc đảm bảo tiến độ tiêm chủng.

- Ghi đầy đủ thông tin vào phiếu hoặc sổ tiêm chủng của đối tượng tiêm chủng và trên phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng; thông báo cho người được tiêm chủng về lịch tiêm mũi tiếp theo; Ghi ngày tiêm chủng và ghi chép các sự cố bất lợi sau tiêm chủng trên phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng. Sau khi hoàn thành lịch tiêm phải cấp cho người được tiêm chủng phiếu xác nhận đã được tiêm chủng.

- Báo cáo định kỳ, đột xuất: Chế độ, hình thức, quy trình, thời gian và nội dung báo cáo theo qui định tại Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.

- Báo cáo hàng ngày: Chế độ, hình thức, qui trình, thời gian báo cáo theo qui định tại Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế. Nội dung báo cáo theo biểu mẫu báo cáo hàng ngày.

- Sử dụng số liệu trên nền tảng tiêm chủng vắc xin COVID-19 quốc gia để thực hiện báo cáo.

13. Đảm bảo vật tư, phương tiện phục vụ tiêm chủng

- Các vật tư, thiết bị y tế giao cho ngành Y tế đảm bảo gồm: Hộp chống sốc, phương tiện chống sốc cho điểm tiêm lưu động và xe cấp cứu lưu động theo quy định của Bộ Y tế. Các vật tư, thiết bị phục vụ phòng chống dịch như khẩu trang, nhiệt kế, nước rửa tay nhanh hoặc xà phòng...

- Các thiết bị, phương tiện giao ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã huy động nguồn có sẵn để đảm bảo cho các điểm tiêm chủng như: Máy tính cho mỗi điểm tiêm để nhập thông tin dữ liệu tiêm chủng, loa cầm tay, loa phát thanh (để truyền thông), quạt điện, bàn ghế, nước uống, huy động xe ô tô vận chuyển thiết bị, dụng cụ...

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách Trung ương bảo đảm:

- Vắc xin đáp ứng chiến dịch

- Phối hợp với các địa phương vận chuyển vắc xin đến kho của tỉnh hoặc đến các điểm tiêm.

- Chi phí bồi thường cho một số trường hợp tử vong theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

2. Ngân sách địa phương bảo đảm:

- Chi phí vận chuyển vắc xin từ kho của tỉnh đến các điểm tiêm (trong trường hợp Bộ Y tế chỉ chuyển đến kho của tỉnh); trang thiết bị bảo quản vc xin theo quy định.

- Chi phí tổ chức chiến dịch tiêm chủng, bao gồm: chi bồi dưỡng cho các kíp tiêm chủng, các vật tư tiêu hao (ngoài vật tư do Bộ Y tế bảo đảm), chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng...

- Một số vật tư tiêm chủng như bơm kim tiêm vắc xin, pha vắc xin, hộp an toàn (chi tiết tại phụ lục 2)

- Các hoạt động tập huấn cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện, xã, các điểm tiêm chủng trên địa bàn.

- Chi phí cho các hoạt động giám sát, hỗ trợ cấp cứu.

- Các hoạt động truyền thông tại địa phương.

3. Nguồn kinh phí

- Ngân sách Nhà nước;

- Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác đối với Trung ương và địa phương.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, các địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo đạt được mực tiêu đề ra.

- Phân bổ vắc xin cho các địa phương, đơn vị theo tiến độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai tiêm vắc xin COVID-19 tại từng địa phương.

- Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế tại tất cả cơ sở tiêm chủng được huy động.

- Cung cấp tài liệu chuyên môn cho các cơ quan thông tin đại chúng, các ban ngành, đoàn thể phục vụ cho công tác truyền thông, tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, lợi ích của tiêm vắc xin.

- Dự trù, tiếp nhận và bảo quản, cấp phát đủ vắc xin, vật tư, phương tiện tiêm chủng, đáp ứng cho kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 tại các đơn vị, địa phương trong tỉnh.

- Thiết lập các điểm tiêm chủng phù hợp, đảm bảo cho việc triển khai chiến dịch thuận lợi, đúng quy định và đạt mục tiêu.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế chuẩn bị các phương án đảm bảo sẵn sàng cấp cứu, xử lý các tai biến, biến chứng nặng sau tiêm vắc xin, đảm bảo an toàn cho các đối tượng tiêm chủng trong kế hoạch.

- Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện an toàn trong buổi tiêm chủng: Bố trí sẵn sàng các đội cấp cứu lưu động, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, đảm bảo cấp cứu, xử trí các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng (nếu có)...

- Tham mưu cho Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát trước, trong, sau tại các địa phương, cơ sở có tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19 trong các đợt tổ chức tiêm.

- Trong quá trình triển khai thực hiện, căn cứ các quy định của Ban Chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc, của Bộ Y tế và tình hình thực tế, chủ động điều chỉnh các phương án bố trí nhân lực, địa điểm tiêm chủng, bảo quản, vận chuyển vắc xin và các nội dung theo chuyên môn để đảm bảo Chiến dịch tiêm chủng được tổ chức an toàn, hiệu quả, đúng quy định. Những nội dung vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo, giải quyết.

- Tổng hợp kết quả hàng ngày, báo cáo tiến độ về Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh, kết thúc đợt triển khai báo cáo, đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện và các trường học trực thuộc Sở quản lý thống kê, lập danh sách học sinh trong độ tuổi tiêm chủng (5 đến 11 tuổi) theo từng lớp, từng trường; phối hợp với chính quyền địa phương, ngành y tế, ngành công an để hoàn thiện đầy đủ thông tin cho đối tượng tiêm chủng.

- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương, các đơn vị trực thuộc phối hợp với ngành Y tế xây dựng kế hoạch tiêm cho trẻ em đang đi học từ 5 đến 11 tuổi trên địa bàn;

- Chỉ đạo các trường học chủ động bố trí địa điểm tiêm, bàn ghế, bố trí nhân lực hỗ trợ tổ tiêm chủng các hoạt động như: đo thân nhiệt, nhập liệu, vào danh sách, khai báo y tế... để đảm bảo tiến độ, hiệu quả, an toàn tiêm chủng;

- Cung cấp danh sách trẻ em đầy đủ thông tin theo yêu cầu cho cơ quan y tế; tổ chức cho cha mẹ, người giám hộ ký phiếu cam kết đồng ý tiêm cho trẻ trước khi tổ chức tiêm ít nhất 02 ngày. Đặc biệt là các trường có học sinh nội trú có thể phổ biến cho cha mẹ học sinh ở xa không ký cam kết được thì đến Trạm Y tế xã, thị trấn để lấy mẫu phiếu cam kết đồng ý tiêm và chuyển bản chụp đã ký cho học sinh nộp cho nhà trường.

- Chỉ đạo trường học tại các điểm tiêm:

+ Chủ động bố trí địa điểm tiêm, bàn ghế, bố trí nhân lực hỗ trợ tổ tiêm chủng các hoạt động như: đo thân nhiệt, nhập liệu, vào danh sách, khai báo y tế... để đảm bảo tiến độ, hiệu quả, an toàn tiêm chủng;

+ Chuẩn bị nước uống, bánh kẹo ăn nhẹ cho đối tượng được tiêm chủng;

+ Cử cán bộ, giáo viên tham gia phối hợp cùng các cán bộ y tế trong kế hoạch tiêm chủng theo dõi sức khỏe sau tiêm, động viên tinh thần để các em yên tâm tiêm chủng;

+ Sắp xếp, bố trí học sinh theo lớp, phân nhóm, đảm an toàn phòng chống dịch, giữ trật tự chung... tránh những phản ứng lây chuyền không mong muốn;

+ Tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại các trường học cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, vận động phụ huynh gia chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh và học sinh tuyên truyền, vận động học sinh đi tiêm vắc xin phòng bệnh.

3. Sở Lao động thương binh và xã hội

- Chỉ đạo Trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội, thực hiện thống kê, lập danh sách trẻ em từ 5 đến 11 tui không theo học tại các trường học do Sở Giáo dục và đào tạo quản lý; phối hợp với chính quyền địa phương, ngành y tế, ngành công an để hoàn thiện đầy đủ thông tin cho đối tượng tiêm chủng.

- Tổ chức cho cha mẹ, người giám hộ ký phiếu cam kết đồng ý tiêm cho trẻ trước khi tổ chức tiêm ít nhất 02 ngày.

- Tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh; tuyên truyền, vận động học sinh đi tiêm vắc xin phòng bệnh.

4. Công an tỉnh

- Chỉ đạo công an cấp xã phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã, trạm y tế xã, phường và các trường học đóng trên địa bàn xác minh thông tin đối tượng tiêm chủng theo danh sách trạm y tế xã, phường cung cấp (đối với trẻ đi học) và danh sách chính quyền địa phương cấp xã cung cấp (đối với trẻ không đi học).

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bố trí lực lượng trực tiếp tham gia đảm bảo an ninh trật tự tại các buổi tiêm và hỗ trợ công tác triển khai trước, trong và sau buổi tiêm tại tất cả các điểm tiêm chủng đảm bảo an toàn tiêm chủng, an ninh trật tự và phòng tránh lây nhiễm SARS-CoV-2.

5. Sở Tài chính

Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động triển khai chiến dịch và hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo các quy định hiện hành.

6. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Lào Cai, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Viettel Lào Cai

- SThông tin và Truyền thông chủ trì và phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kế hoạch tiêm chủng theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

- Thực hiện truyền thông trên mạng xã hội về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; tổ chức các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội và các loại hình truyền thông ứng dụng internet vkế hoạch.

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về lợi ích tiêm vắc xin phòng COVID-19, khuyến cáo người dân cho trẻ đi tiêm chủng, hướng dẫn cách theo dõi, xử trí với các phản ứng sau tiêm.

- Cử phóng viên tiếp cận và đưa tin kịp thời các hoạt động triển khai tại các đơn vị, địa phương trong thời gian triển khai kế hoạch.

- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ công nghệ thông tin phòng, chống dịch COVID-19 phối hợp Viettel Lào Cai cập nhật dữ liệu tiêm chủng theo quy định.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 trên địa bàn quản lý; chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với địa phương và tchức trin khai thực hiện đảm bảo an toàn, hiệu quả, không lãng phí, đảm bảo giãn cách; giao cho địa phương việc bố trí sắp xếp thời gian, địa điểm tiêm cho trẻ không đi học và các trường bố trí các địa điểm điểm tiêm hợp lý cho trẻ em đi học. Trưởng ban chỉ đạo cấp huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh việc triển khai thực hiện tiêm vắc xin tại địa phương mình.

- Chỉ đạo các đơn vị quân đội, công an, giáo dục trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cử cán bộ phối hợp với ngành Y tế tham gia việc triển khai Chiến dịch tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn. Huy động lực lượng và đảm bảo máy tính, mạng internet cho việc nhập liệu tại điểm tiêm chủng.

- Chịu trách nhiệm quản lý đối tượng tiêm chủng trên địa bàn.

- Chủ động bố trí, sắp xếp nguồn lực cho các điểm tiêm triển khai đạt hiệu quả cao. Huy động tối đa các lực lượng ngoài ngành Y tế hỗ trợ tại điểm tiêm cố định, lực lượng giáo viên htrợ các điểm tiêm lưu động tại trường.

- Bố trí kinh phí hỗ trợ các điểm tiêm cho trẻ giải khát, ăn nhẹ.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn đảm bảo thường trực, hỗ trợ cấp cứu tại các điểm tiêm trong suốt quá trình triển khai chiến dịch.

- Thành lập các tổ tiêm chủng lưu động tại các trường học (bố trí cán bộ có chuyên môn sâu thực hiện khám sàng lọc, thường trực cấp cứu, theo dõi phản ứng sau tiêm).

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị truyền thông trên địa bàn tuyên truyền về lợi ích tiêm vắc xin phòng COVID-19, theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng, vận động người dân đi tiêm chủng...

- Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động triển khai thực hiện tại các đơn vị, địa phương trong địa bàn trong các đợt tổ chức tiêm chủng.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm với các ban ngành, địa phương khi kết thúc chiến dịch và báo cáo về Ban Chỉ đạo tỉnh.

8. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

- Chỉ đạo đẩy mạnh truyền thông về Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, tập trung về các nội dung liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước về tiêm chủng vắc xin, các quy định của Trung ương, của tỉnh có liên quan, tạo sự đồng thuận trong xã hội, sự ủng hộ của người dân.

- Kịp thời phát hiện và tổ chức đấu tranh ngăn chặn, phản bác xử lý thông tin xấu, không chính xác theo quy định.

9. Đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội.

Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và đông đảo các tầng lớp nhân dân về các quy định có liên quan đến tiêm chủng vắc xin, lợi ích, tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin.

10. Đề nghị Quân khu 2

Chỉ đạo Cục Hậu cần tiếp tục hỗ trợ công tác vận chuyển vắc xin, vật tư phục vụ công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, đúng quy trình và kịp tiến độ triển khai tiêm chiến dịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Trên đây là Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đề nghị các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp tổ chức, triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Quân khu 2;
- TT: TU. UBND, HĐND tỉnh;
- Cục Y tế dự phòng;
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương;
- Ban Tuyên giáo Tnh ủy;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- UBMTTQ VN và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Bộ CHQS tnh,
- Công an tỉnh;
- Báo Lào Cai, Đài PTTH tnh;
- Viettel Lào Cai;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tnh;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH3, VX2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Giàng Thị Dung

 

PHỤ LỤC 1

DỰ KIẾN ĐỐI TƯỢNG TRẺ TỪ 5 ĐẾN 11 TUỔI TIÊM VẮC XIN COVID-19

STT

Địa phương

Tổng số người 5-12 tuổi

Từ 5 đến dưới 6 tuổi

Từ 6 đến dưới 7 tuổi

Từ 7 đến dưới 8 tuổi

Từ 8 đến dưới 9 tuổi

Từ 9 đến dưới 10 tuổi

Từ 10 đến dưới 11 tuổi

Từ 11 đến dưới 12 tuổi

TS

ĐH

KĐH

ĐH

KĐH

ĐH

KĐH

ĐH

KĐH

ĐH

KĐH

ĐH

KĐH

ĐH

KĐH

ĐH

KĐH

1

Bắc Hà

11.615

11.540

75

1.722

11

1.744

9

1.704

7

1.631

7

1.700

8

1.559

16

1.480

17

2

Bảo Thắng

15.321

15.276

45

2.031

9

2.239

4

2.365

6

2.171

1

2.307

10

2.053

11

2.110

4

3

Bảo Yên

12.117

12.057

60

1.689

4

1.756

7

1.787

12

1.749

11

1.809

15

1.674

8

1.593

3

4

Bát Xát

12.594

12.570

24

1.862

5

1.857

2

1.873

1

1.826

1

1.820

3

1.696

4

1.636

8

5

Mường Khương

11.527

11.492

35

1.820

4

1.617

1

1.643

3

1.689

0

1.666

0

1.483

4

1.574

23

6

Sa Pa

11.503

11.434

69

1.845

23

1.577

5

1.641

1

1.733

6

1.701

5

1.624

8

1.313

21

7

Si Ma Cai

6.657

6.653

4

987

0

1.046

0

921

0

910

1

977

1

925

1

887

1

8

TP. Lào Cai

21.311

21.131

180

3.147

53

3.302

18

3.289

23

2.780

24

3.122

26

2.883

16

2.608

20

9

Văn Bàn

13.597

13.538

59

1.922

8

2.066

10

2.011

7

1.969

10

2.015

8

1.813

6

1.742

10

 

Tổng

116.242

115.691

551

17.025

117

17.204

56

17.234

60

16.458

61

17.117

76

15.710

74

14.943

107

Ghi chú:

- ĐH: đi học;

- KĐH: không đi học

 

PHỤ LỤC 2

DỰ KIẾN VẮC XIN, BƠM KIM TIÊM, HỘP AN TOÀN, ĐÁP ỨNG CHIẾN DỊCH

STT

Địa phương

Đối tượng

Số liều vắc xin dự kiến

Bơm kim tiêm 2 ml

BKT m 1 ml

Hộp an toàn

(1)

(2)

(3) = (2)*2

(4) = (3)/10* 1,1

(5) = (3)*1,1

(6) = [(4)+(5)]/100*1,1

1

Bắc Hà

11.615

23.230

2.555

25.553

309

2

Bảo Thắng

15.321

30.642

3.371

33.706

408

3

Bảo Yên

12.117

24.234

2.666

26.657

323

4

Bát Xát

12.594

25.188

2.771

27.707

335

5

Mường Khương

11.527

23.054

2.536

25.359

307

6

Sa Pa

11.503

23.006

2.531

25.307

306

7

Si Ma Cai

6.657

13.314

1.465

14.645

177

8

Thành phố Lào Cai

21.311

42.622

4.688

46.884

567

9

Văn Bàn

13.597

27.194

2.991

29.913

362

 

Tổng

116.242

232.484

25.573

255.732

3.094

Ghi chú:

- Số liều vắc xin dự kiến = đối tượng x 2 (ước thực hiện 100%)

- Bơm kim tiêm 2ml để pha hồi chỉnh

- Bơm kim tiêm 1 ml để thực hiện tiêm vắc xin cho trẻ

- Hệ số hao phí của bơm kim tiêm và hộp an toàn là 1,1

- Lượng vật tư nếu không sử dụng hết thì chuyển sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng

 

PHỤ LỤC 3

MẪU PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19

PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19

Tiêm chủng vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, tuy nhiên vắc xin phòng COVID-19 có thể không phòng được bệnh hoàn toàn. Người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đủ liều có thể phòng được bệnh hoặc giảm mức độ nặng nếu mắc COVID-19. Sau khi được tiêm vắc xin phòng COVID-19 cần thực hiện đầy đủ Thông điệp 5K phòng, chống dịch COVID-19.

Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 có thể gây ra một số biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân như sưng, đau chỗ tiêm, nhức đầu, buồn nôn, sốt, đau cơ... hoặc tai biến nặng sau tiêm chủng.

Khi có triệu chứng bất thường về sức khỏe, người được tiêm chủng cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Sau khi đã đọc các thông tin nêu trên, tôi đã hiểu về các nguy cơ và:

Đồng ý cho trẻ tiêm chủng □      Không đồng ý cho trẻ tiêm chủng □

Họ tên cha/mẹ hoặc người giám hộ: ………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………………………………………………………………..

Họ tên trẻ được tiêm chủng: ………………………………………………………………….

 

…., ngày tháng …. năm 202....
Cha/mẹ hoặc người giám hộ
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 153/KH-UBND ngày 15/04/2022 về tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.135

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.45.162
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!